Sơn chống trượt được sử dụng nhiều cho bề mặt bê tông tại nhiều công trình như gara xe, tàu biển và các thiết bị công nghiệp khác, nhờ có những hạt tạo nhám Quartz Sand được trộn vào sơn để tạo bề mặt nhám, có khả năng giảm trơn trượt hiệu quả. Hãy cùng Tín Phát Sports tìm hiểu về sơn chống trượt là gì, có những ưu nhước điểm nào qua bài biết này nhé!
Sơn chống trơn trượt là gì? Được làm từ gì?
Sơn chống trượt là loại sơn có khả năng tăng độ bám cho bề mặt, giúp giảm thiểu nguy cơ trơn trượt. Loại sơn này thường được sử dụng ở những khu vực có độ ẩm cao, khu vực dễ trơn trượt như bề mặt bê tông, dốc cao hay boong tàu và được sử dụng trong rất nhiều tại các công trình xây dựng trong đời sống.
Sơn chống trượt được cấu tạo từ gốc nhựa epoxy resin, polyurethane resin và polyurea resin, bên cạnh đó khi tiến hành thi công, hạt tạo nhám Quatz Sand được trộn vào sơn để tạo bề mặt nhám, có khả năng giảm trơn trượt hiệu quả cho các bề mặt.
Sơn chống trượt phù hợp những loại công trình nào?
Sơn chống trơn trượt được sử dụng nhiều cho bề mặt bê tông khi xây dựng những công trình như nhà xưởng chế biến, nhà xưởng xí nghiệp, gara xe, bãi giữ xe, boong tàu và nhiều thiết bị công nghiệp khác, ngoài ra sơn chống trượt còn có tác dụng trang trí trong nội thất làm tường sơn gai.
Những ưu điểm sơn Epoxy chống trơn trượt
Nâng cao an toàn lao động
Sơn chống trượt có khả năng giúp bề mặt sàn có độ bám dính cao nên dễ dàng di chuyển, đặc biệt là những khu vực có độ dốc cao hoặc kể cả mặt sàn ẩm ướt thì sàn vẫn tạo đủ độ nhám để di chuyển thuận tiện và an toàn.
Ngoài ra, mặt sàn còn được phân loại ra nhiều màu sắc khác nhau, giúp phân biệt các khu vực nguy hiểm hay khu vực lối đi, hành làng một cách dễ dàng.
Nâng cao năng suất lao động
Ngoài khả năng hạn chế trơn trượt thì sơn chống trượt còn có khả năng tăng sáng, tiết kiệm điện tiêu thụ cho nhà xưởng, giảm thiểu được chi phí. Bên cạnh đó, bề mặt sơn cũng dễ dàng được về sinh làm sạch với các dụng cụ vệ sinh thông thường.
Sơn chống trượt còn có khả năng chịu trọng tải cao trung bình, chống mài mòn hiệu quả trên bề mặt, giúp bề mặt luôn bền đẹp.
Nhược điểm của sơn Epoxy chống trơn trượt
Giá thành sơn Epoxy chống trượt khá cao so với mặt bằng chung của các loại sơn khác, nhờ có những khả năng riêng biệt.
Người thi công cần phải chú ý phải tạo độ phẳng bề mặt bê tông tốt thì thi công sơn Epoxy sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Các loại sơn Epoxy chống trượt thường được sử dụng phổ biến
Sơn chống trơn trượt bằng loại sơn đặc dụng
Sơn chống trượt đặc dụng là dòng sơn này có khả năng tự tạo bề mặt tạo nhám lúc sơn mà không cần dùng đến hạt Quartz Sand để tạo độ nhám. Thi công đơn giản bằng cách lăn 1 lớp sơn chống trơn trượt lên bề mặt bằng con lăn.
Sơn chống trơn trượt bằng cát thạch anh
Dòng sơn chống trượt bằng cát thạch anh là dòng sơn mà có thể trộn cát thạch anh (Quartz Sand) vào sơn khi thi công hoặc có thể rải thêm một lớp lên bề mặt sau khi sơn nhằm tạo thêm độ nhám, giúp chống trượt hiệu quả hơn sơn chống trượt đặc dụng.
Các bước trong quy trình thi công sơn chống trơn trượt
Bước 1: Xử lý bề mặt, tạo nhám trước khi sơn
Trước khi sơn, cần đảm bảo bề mặt sàn nhà xưởng được bằng phẳng và sạch sẽ theo những tiêu chuẩn sau:
- Đối với sàn mới: sàn mới vẫn chưa có độ nhám nên sơn sẽ không được bám dính và không có hiệu quả tốt vì vậy cần sử dụng máy mài sàn công nghiệp để mài tạo độ nhám giúp sơn bám dính hơn khi sơn mặt sàn này.
- Đối với sàn cũ: mặt sàn cũ sẽ có tình trạng lớp sơn cũ hư hỏng chưa được xử lý sạch nên sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền và bám dính của lớp sơn mới nên cần mài bong hết lớp cũ để độ bám dính sơn mới để có hiệu quả hơn.
Bước 2: Thi công lăn sơn lót Epoxy
Sau khi xử lý phần mặt nền sàn, tiếp tục dùng máy phun sơn hoặc rulo để sơn lớp sơn lót nhằm tạo lót đệm liên kết lớp sơn chống trượt với nền bê tông.
Bước 3: Kiểm tra nền nhà xưởng trước khi thi công sơn Epoxy
Dùng cát thạch anh trộn vào sơn Epoxy sau đó dùng rulo lăn đều hỗn hợp sơn lên bề mặt, sao cho lớp sơn đạt độ dày, tránh sơn không đều gây mất thẩm mỹ. Đợi lớp sơn đầu tiên khô khoảng 4 – 8 tiếng, sau đó tiến hành sơn lớp sơn tiếp theo.
Bước 4: Thi công lớp sơn Epoxy thứ 2
Sau khi lớp Epoxy chống trơn trượt đầu tiên khô, tiếp tục lăn lớp sơn tiếp theo. Sau khi sơn lớp thứ 2, cần che chắn cho lớp sơn để tránh gió lớn bay bụi đất vào nền sơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt khi sơn làm tốn kém chi phí thi công.
Bước 5: Nghiệm thu bàn giao công trình
Sau khi sơn Epoxy lớp sơn trên cùng khô hoàn toàn có thể kiểm tra bề mặt có bằng phẳng, đạt chuẩn chống trượt. Nếu chưa thì tiến hành khắc phục nhanh chóng để kịp bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
Tùy thuộc vào chủ đầu tư lựa chọn cát thạch anh có độ lớn từ 3mm trở lên, thì không thể dùng sơn lăn mà dùng sơn tự san phẳng, đảm bảo bề mặt có độ nhám cao và độ bền lâu hơn.
Báo giá thi công sơn epoxy chống trơn trượt
Thi công sơn epoxy chống trơn trượt có giá thành từ 70.000đ – 370.000đ (cập nhật tháng 04/2024, chưa bao gồm VAT và chi phí thi công). Tuy nhiên đây chỉ là giá tham khảo, giá thành có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dự án, khu vực, nhà cung cấp và thời điểm mua,…vì vậy nên hãy liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để được báo giá chính xác nhất.
Xem thêm:
Trên đây là bài viết sơn chống trượt là gì? Ưu nhược điểm và báo giá sơn Epoxy chống trơn trượt. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn sẽ hoàn toàn có thể nắm bắt đầy đủ thông tin nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy truy cập website tinphatsports.vn hoặc liên hệ hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất.