Khi luyện tập hay thi đấu cầu lông, các tay vợt cần một môi trường sân đấu đạt chuẩn để phát huy hết khả năng của mình. Trong đó, ánh sáng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng quan sát, tốc độ phản ứng của người chơi. Vì vậy, lắp đặt hệ thống chiếu sáng là một phần cần được chú trọng trong quá trình thi công sân cầu lông đạt chuẩn. Cùng Tín Phát Sports tìm hiểu cách lắp bóng đèn cho sân cầu lông trong nhà đúng chuẩn nhé!
Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn
Kích thước sân cầu lông đơn
Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), sân cầu lông đánh đơn là khu vực thi đấu hình chữ nhật với kích thước cụ thể:
- Tổng chiều dài: 13.40m
- Chiều rộng (không tính hai đường bên): 5.18m
- Đường chéo sân: 14.38m
Đường kẻ biên của sân thường có màu vàng hoặc trắng để phân biệt với nền sân thi đấu. Độ dày đường kẻ biên khoảng 4cm. Theo đó, kích thước sân cầu lộng đơn là phần không gian nằm giữa mép ngoài cùng của 2 đường biên bên kia.
Kích thước sân cầu lông đôi
Kích thước sân cầu lông đôi tiêu chuẩn được BWF quy định như sau:
- Tổng chiều dài: 13.40m
- Chiều rộng: 6.1m
- Đường chéo sân: 14.73m
Cũng như sân cầu lông đơn, đường kẻ biên của sân cầu lông đôi có bề dày khoảng 4cm, sơn màu vàng hoặc trắng. Diện tích sân cầu lông đôi khoảng 81.74m², lớn hơn khoảng 12m² so với sân đơn.
Sân sẽ được chia làm đôi thành 2 khu vực bằng nhau, mỗi phần dài khoảng 6.7m. Lưới cầu lông ở giữa có độ cao 1.55m ở 2 đầu, giảm xuống còn khoảng 1.52m khi đi dần vào giữa. Sân cầu sẽ bao gồm 4 khu vực giao cầu, mỗi khu vực dài khoảng 3.88m và rộng khoảng 2.53m.
Ngoài ra, theo quy chuẩn quốc tế, phần nền của sân cầu lông phải là màu xanh dương hoặc xanh lá, được làm từ thảm cao su tổng hợp hoặc gỗ cứng. Khoảng cách giữa các sân cạnh nhau ít nhất là 2m. Không gian nhà thi đấu được bao bọc bởi tường nền màu sẫm và kín gió để đảm bảo không gian thích hợp, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác khi tập luyện hoặc thi đấu.
Xem thêm: Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn đơn và đôi mới nhất 2024
Tiêu chuẩn ánh sáng sân cầu lông
Độ đồng đều của ánh sáng
Đây là yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng sân cầu lông đủ tiêu chuẩn cho các hoạt động luyện tập và thi đấu chuyên nghiệp. Độ đồng đều của ánh sáng tại sân cầu lông thường không nhỏ hơn 0.7. Cùng với đó, các điểm sáng lân cận phải lớn hơn hoặc bằng mức 0.5 (E min/E ave – độ đồng đều ánh sáng).
Nguồn ánh sáng có tính ổn định
Ánh sáng chập chờn, nhấp nháy liên tục là dấu hiệu của các sản phẩm đèn chiếu kém chất lượng hoặc xuống cấp. Điều này gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng phản ứng, quan sát của người chơi. Do đó, các chủ sân cần lựa chọn nguồn sáng có hiệu suất hoạt động bền vững, lâu dài, tính ổn định cao, không bị nhấp nháy để đảm bảo quá trình luyện tập và thi đấu diễn ra suôn sẻ.
Độ lóa của ánh sáng
Độ lóa, hay độ chói của đèn tác động trực tiếp đến thể chất lẫn tinh thần của người chơi trên sân. Độ lóa ánh sáng phù hợp giúp người chơi cải thiện tầm nhìn, giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, nhức mắt. Nhờ đó có thể hạn chế những sự cố, tai nạn xảy ra trên sân cầu. Theo quy định, độ chói tiêu chuẩn trên sân cầu lông sẽ dao động từ 50 – 80 cd/m².
Màu của đèn
Nếu sân cầu phủ màu đèn nóng, tức nhiệt độ màu ánh sáng quá cao sẽ dễ gây cảm giác chói mắt, nhức mắt cho người đánh cầu. Mặt khác, nhiệt độ màu quá thấp khiến không gian bị tối đi. Người chơi sẽ khó quan sát đường đi của cầu.
Chính vì thế, cần nghiên cứu kỹ các kiến thức chuyên môn về vấn đề này để có thể lựa chọn màu ánh sáng phù hợp, giúp việc thi công sân cầu lông đạt chuẩn hơn. Nên biết, nhiệt độ màu của ánh sáng được phân ra làm 3 loại chính. Trong đó gồm: Màu sáng ấm (< 3000k), màu sáng trung tính (3300 – 5300k) và màu sáng lạnh (> 6000k).
Ngoài ra, nên lưu ý cách lắp bóng đèn cho sân cầu lông sao cho giống với ánh sáng tự nhiên. Tiêu chuẩn ánh sáng đèn là có màu sắc tinh khiết và độ sáng phù hợp.
Độ nháy của đèn
Độ nháy của đèn là biểu hiện của năng lượng ánh sáng bị dao động. Điều này có thể mắt của người chơi không kịp thích nghi thời với sự thay đổi ánh sáng, dễ gây nhòe mắt, hoa mắt, mỏi mắt và khó chịu. Hoạt động lâu dưới nền sáng nhấp nháy còn có thể dẫn đến các bệnh đau nửa đầu, nhức đầu kinh niên, thậm chí là giảm thị lực.
Do đó cần lựa chọn nguồn sáng có độ nháy thấp hoặc tốt nhất là không có độ nháy để cung cấp không gian luyện tập và thi đấu tiêu chuẩn cho người chơi cầu.
Tiêu chuẩn chống nước, chống bụi
Hệ thống chiếu sáng của sân cầu lông cần thỏa mãn các tiêu chuẩn chống nước, chống bụi để đảm bảo thời gian hoạt động lâu dài. Đối với những sân cầu trong nhà, đèn chiếu sáng chỉ cần đạt tiêu chuẩn chống bụi IP40.
Trong khi đó, đèn LED sử dụng cho sân cầu ngoài trời sẽ yêu cầu cao hơn về khả năng chống chọi với các tác động của môi trường. Thế nên tiêu chuẩn IP65 và IP66 sẽ là mức phù hợp cho hệ thống chiếu sáng lắp đặt ngoài trời.
Cách lắp bóng đèn cho sân cầu lông đạt chuẩn
Xác định loại đèn LED chiếu sáng sân cầu lông
Trên thị trường có nhiều loại đèn chiếu sáng cho sân cầu lông. Mỗi loại thuộc nhiều nhãn hiệu, với chất lượng và điểm mạnh riêng biệt. Chẳng hạn như loại đèn LED sân cầu lông dùng chip LED SMD thì phù hợp với diện tích từ 70 – 100m². Hay đèn LED chip LED COB có khả năng chiếu xa tốt, nên dùng cho diện tích sân lớn từ 200 – 16000m².
Chính vì vậy mà bạn cần xem xét kỹ ưu – nhược điểm của từng loại đèn, tham chiếu với diện tích và nhu cầu của sân để lựa chọn được hệ thống chiếu sáng tối ưu nhất. Lưu ý nên cân nhắc các thương hiệu đèn uy tín, đảm bảo chất lượng chiếu sáng tốt và hoạt động lâu bền.
Xác định công suất đèn chiếu sáng sân cầu lông
Xác định mức công suất đèn phù hợp với sân cầu là điều quan trọng. Yêu cầu là phải thỏa mãn yếu tố về chất lượng và tiết kiệm chi phí. Bạn cần quan tâm đến độ rọi trung bình (Lux) đạt tiêu chuẩn chiếu sáng sân cầu lông. Tiêu chuẩn các chỉ số chiếu sáng theo từng cấp độ trên sân được quy định như sau:
- E ave – độ rọi trung bình trên bề mặt sân
- E min/E ave – độ đồng đều ánh sáng
- UGR – độ chói
Thông thường, độ cao lắp đèn là từ 5 – 8m, tùy thuộc vào loại đèn và tùy vào cấp độ sân. Mời bạn tham khảo bảng chiều cao treo đèn và công suất đèn tương ứng dưới đây:
Chiều cao đèn | Công suất đèn |
8m – 9m | 100W |
9m – 10m | 100W |
10m -12m | 150W |
12m – 13m | 200W |
Trên 13m | Trên 200W |
Xác định số lượng bóng đèn cần dùng cho sân cầu lông
Số lượng đèn lắp trên mỗi đường biên dọc của sân là 3 hoặc 4 đèn. Đây là số lượng đèn phổ biến ở các sân cầu tại Việt Nam. Bạn có thể căn cứ vào công thức tính số bóng đèn cần dùng cho sân cầu lông để xác định số lượng bóng đèn chuẩn cho sân của mình.
Số bóng đèn cần dùng = Tổng công suất cần dùng cho cả sân / Công suất của một bóng đèn.
Thêm vào đó, bạn cũng nên suy xét đến kích thước, diện tích sân cầu để đáp ứng đủ số bóng đèn cần có trên sân.
Vị trí lắp đèn sân cầu lông tiêu chuẩn
Vị trí lắp đèn trên sân cầu lông cần được thiết kế hợp lý để cung cấp đủ nguồn sáng cho người chơi mà không gây khó chịu. Ví dụ như trường hợp lắp đèn trong phạm vi sân sẽ khiến các tay vợt bị chói mắt khi ngước nhìn lên trên. Vậy nên, khuyến nghị hệ thống chiếu sáng của sân cầu lông nên được lắp đặt ở phạm vi bên ngoài sân, dọc theo các đường biên dọc như hình sau.
Một số loại đèn chiếu sáng sân cầu lông phổ biến
Đèn pha LED Module
Đèn pha LED Module là sản phẩm đèn LED sử dụng công nghệ chip LED để phát sáng với module được nối với nhau tạo thành dây. Đây là loại đèn chuyên dụng ngoài trời, thường được dùng để chiếu sáng cảnh quan, khu đô thị, sân bóng, quảng trường lớn, sân tennis, đường dẫn hầm cầu vượt,… Với công suất lớn từ 300 – 400W, đèn có thể đáp ứng các khu vực chiếu sáng rộng lớn.
Đa phần thiết kế của đèn pha LED Module là khung nhôm tĩnh điện rời, có thể tăng độ sáng bằng cách lắp thêm Module đèn rất tiện dụng. Ánh sáng cho ra theo 3 kiểu màu: Ánh sáng trắng, ánh sáng vàng, ánh sáng trắng ấm. Điểm mạnh của dòng đèn này đó là sử dụng chip LED siêu sáng, tuổi thọ cao, độ bền hơn 5 năm. Bề mặt làm từ chất liệu cứng chịu được va đập, có thể lắp đặt ở các địa điểm khắc nghiệt.
Đèn pha chóa rộng
Đèn pha chóa rộng là loại đèn có chùm sáng rất rộng với cường độ chiếu sáng cao. Đèn này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực trang trí và chiếu sáng hiệu ứng. Mức công suất đa dạng như: 10W, 20W, 30W, 50W, 100W, 150W, 200W, 250W, 300W,…
Vỏ đèn được chết tạo từ hợp kim nhôm nguyên chất, phủ sơn tích điện, có thể chống chịu với môi trường rất tốt. Chóa đèn làm từ nhôm nguyên chất, với thiết kế tản rộng giúp đèn tản quang ánh sáng được rộng hơn.
Đèn pha cốc, pha ly
Mẫu đèn này có thiết kế khá giống với đèn pha chóa rộng. Chỉ có khác biệt nằm ở những chiếc chóa. Chóa của đèn pha tròn có thể chiếu xa hơn hơn, dùng cho vị trí chiếu sáng trên cao rất hiệu quả. Đây cũng là một cách lắp bóng đèn cho sân cầu lông hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc.
Xem thêm:
Bài viết trên đã thông tin đến bạn cách lắp bóng đèn cho sân cầu lông trong nhà đúng chuẩn, không gây chói mắt. Mong rằng có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu nếu về dịch vụ thi công sân cầu lông, hãy liên hệ ngay với Tín Phát theo số máy 0933 238 086 để được hỗ trợ nhanh nhất.