Trong môn thể thao bóng chuyền hơi, vị trí thi đấu cũng như chiến thuật chơi cơ bản cũng giống như trong bóng chuyền truyền thống, nên sẽ có nhiều nét tương đồng, vì vậy để chơi tốt bóng chuyền hơi cần phải nắm rỏ các vị trí và chiến thuật chơi cơ bản, từ đó ghi nhớ, rèn luyện để trở thành vận động viên chuyên nghiệp. Hãy cùng Tín Phát Sports tìm hiểu các vị trí trong bóng chuyền hơi và chiến thuật chơi cơ bản của môn thể thao này qua bài viết sau đây nhé!
Các vị trí trong bóng chuyền hơi
Chuyền 2 – vị trí quan trọng trong bóng chyền hơi
Chuyền 2 là vị trí có nhiệm vụ chuyền bóng đến đúng trị trí cho các tay đập ở lần chạm bóng thứ 2 để thực hiện pha tấn công ghi điểm. Vị trí này yêu cầu người chuyền 2 phải nhanh nhẹn, hiểu rõ chiến thuật của đội và có tốc độ nhanh trong di chuyển để phối hợp ăn ý và biết giữ nhịp độ cho cả đội.
Libero – Vị trí phòng thủ trong bóng chuyền hơi
Libero là vị trí phòng thủ vô cùng quan trọng trong đội, người có trách nhiệm đỡ bước 1 và cứu bóng cho toàn đội. Vị trí này yêu cầu người chơi không cần phải có chiều cao mà chỉ cần người thấp để tận dụng được phản ứng nhanh nhẹn để phòng thủ tốt.
Libero chỉ được quyền thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội và phải mặc trang phục khác màu so với các thành viên còn lại.
Phụ công – Tay chắn giữa (tay đập giữa) trong bóng chuyền hơi
Phụ công hay tay chắn giữa (tay đập giữa) là vị trí có thể thực hiện các pha đập bóng tấn công khi nhận đường chuyền của chuyền 2 hoặc bật cao chắn bóng kép để phòng thủ các đợt tấn công của đối phương. Vị trí này yêu cầu người chơi phải có khả năng bật nhảy và sức mạnh cực kỳ tốt để vừa tấn công vừa phòng thủ.
Chủ công – Tay đập ngoài/tay đập biên bên trái
Chủ công là vị trí của người tấn công hay còn gọi là tay đập biên bên trái, chủ công sẽ thực hiện các pha đập bóng tấn công để ghi điểm. Vị trí này yêu cầu người chơi có sức bật tốt, sức mạnh cánh tay khỏe và cổ tay dẻo để có thể hoàn thành được nhiệm vụ tấn công ghi điểm cho đội mình.
Đối chuyền – Tay đập biên bên phải trong bóng chuyền hơi
Đối chuyền hay tay đập biên phải là người chơi ở phía ngược lại với chủ công, có nhiệm vụ phòng thủ dưới lưới hoặc thực hiện các pha tấn công từ đường chuyển của chuyền 2. Ngoài ra, đối chuyền còn là một hàng chắn tốt để chặn các đường tấn công của đối phương và đóng vai trò khác nữa đó là một chuyền 2 phụ.
Trong một đội bóng, đối chuyền đảm nhận khá nhiều nhiệm vụ từ tấn công đến phòng ngự lẫn chuyền 2 nên người chơi vị trí này cần đáp ứng được các yêu cầu về thể lực, sức mạnh cũng như khả năng quan sát và kỹ thuật chơi bóng cực kỳ tốt.
Tổng hợp chiến thuật cơ bản của bóng chuyền hơi
Chiến thuật 6 – 2
Đội hình 6 – 2 được áp dụng khá phổ biến trong bóng chuyền hơi, về vị trí trong bóng chuyền hơi, đội hình này gồm tất cả cầu thủ đều là tay công và trong số đó 2 tay công sẽ phải đảm nhiệm cả vai trò của chuyền 2, 2 chủ công, 1 phụ công và 1 libero.
Về vai trò, chuyền 2 chính sẽ chịu trách nhiệm chuyền bóng cho chủ công tấn công, chuyền 2 còn lại sẽ chuyền bóng cho phụ công hoặc chủ công còn lại. Về phụ công có thể tấn công sau khi chuyền 2 chuyền bóng hoặc chắn bóng. Libero là người phòng thủ, không được phép nhảy đập bóng tấn công.
Chiến thuật 5 – 1
Ngoài đội hình 6 – 2, đội hình 5 – 1 gồm có 1 chuyền 2, 2 chủ công, 1 phụ công và 1 libero. Ở chiến thuật này, đội hình sẽ linh hoạt hơn trong tấn công và phòng thủ, nếu chuyền 2 ở cầu dưới thì sẽ có 3 tay đập ở cầu trên hoặc khi chuyền 2 ở cầu trên thì chỉ có 2 tay đập tuy nhiên sẽ có thêm người để phòng thủ.
Với đội hình này, đội của bạn sẽ thi đấu linh hoạt cả công và thủ, ngoài ra đối thủ sẽ rất khó tấn công khi có tới 3 tay chắn ở hàng trên. Tuy nhiên, điểm yếu của đội hình này đó là người chuyền 2 phải chơi cực tốt nếu muốn vận hành tốt sơ đồ chiến thuật này.
Chiến thuật 4 – 2
Chiến thuật phổ biến cuối cùng là chiến thuật 4 – 2, chiến thuật này gồm 2 chuyền 2, 1 chủ công, 1 phụ công và 2 libero. Đội hình này mang đến sự cân đối cho cả đội hình khi cách bố trí sẽ là 2 chuyền 2 ở cầu trên và các cầu thủ còn lại ở cầu dưới, giúp dễ dàng luân chuyển vị trí mà không bị loạn đội hình.
Bên cạnh đó, đội hình này sẽ thiên về lối chơi phòng ngự khi có tới 2 libero trong đội hình. Mặt khác, vì có 2 libero nên các cầu thủ còn lại phải là những người có kỹ thuật tấn công cực kỳ tốt để bù lắp lại 2 vị trí phòng ngự trong đội hình.
Điều quan trọng trong cách sử dụng chiến thuật là phải linh hoạt thay đổi theo diễn biến của trận đấu để có thể thận dụng các chiến thuật một các hiệu quả, giành chiến thắng trong các trận đấu.
Ngoài ra, các đội cũng có thể sử dụng các chiến thuật đặc biệt như “quick attack” để ghi điểm nhanh hoặc “back attack” để đánh lừa hàng chắn bóng của đối phương, việc sử dụng những chiến thuật này sẽ tạo ra sự bất ngờ, khiến đối phương không phản ứng kịp để phòng ngự, từ đó dễ dàng mang về điểm số cho đội mình.
Luật cơ bản và các lỗi vị trí cơ bản trong bóng chuyền hơi
Luật cơ bản và các lỗi vị trí cơ bản trong bóng chuyền hơi được quy định tại điều 8 Luật bóng chuyền hơi được Liên Đoàn Bóng Chuyền Việt Nam ban hành như sau:
8.1. Đội hình thi đấu của hai đội là hàng trước ba người, hàng sau hai người. Hàng trước: Vị trí bên phải là số 2, bên trái là số 4, ở giữa là số 3. Hàng sau: bên
phải là số 1, bên trái là số 5. Trước khi bắt đầu mỗi hiệp đấu, vận động viên trên sân phải đứng đúng đội hình ghi trong phiếu báo vị trí và giữ nguyên thứ tự này trong suốt hiệp đấu.
8.2. Sau phát bóng, vận động viên có thể đến bất cứ vị trí nào trên sân mà không bị vi phạm luật theo điều
8.1. Tuy nhiên, vận động viên hàng sau không được lên chắn bóng.
8.3. Bắt đầu hiệp, mới được thay đổi đội hình thi đấu. Được phép đưa các vận động viên đăng ký trong biên bản vào đội hình thi đấu mới.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ về các vị trí trong bóng chuyền hơi và chiến thuật chơi cơ bản. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể nắm bắt và chơi bộ môn bóng chuyền hơi một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hãy truy cập website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất.