Cấu tạo đường chạy điền kinh và tiêu chuẩn thiết kế đường chạy thi đấu

Đường chạy điền kinh là một thành phần quan trọng trong quá trình thi đấu của các vận động viên. Một đường chạy điền kinh đạt chuẩn giúp vận động viên thực hiện thao tác chạy tối ưu, an toàn, hạn chế chấn thương và va chạm. Do đó, tiêu chuẩn thiết kế đường chạy điền kinh cần được chú trọng và thực hiện đúng theo quy định. Cùng Tín Phát Sports tìm hiểu cấu tạo đường chạy điền kinh đạt chuẩn và những phương pháp thiết kế đường chạy thi đấu tốt nhất nhé!

Kích thước đường chạy điền kinh

Theo Liên đoàn Điền kinh Quốc tế – IAFF, những nguyên tắc cơ bản về thông tin kỹ thuật về cấu trúc, kích thước đường chạy điền kinh cụ thể như sau:

Độ dài của một vòng chạy tiêu chuẩn phải là 400m, bao gồm: 2 đường thẳng song song và 2 đường vòng có bán kính bằng nhau, là 36,50m. Trong trường hợp vòng phủ cỏ, phía trong của vòng phải là một gờ làm từ vật liệu tiêu chuẩn, cao khoảng 5cm, rộng tối thiểu 5cm.

Kích thước đường chạy điền kinh tiêu chuẩn
Kích thước đường chạy điền kinh tiêu chuẩn

Nếu một phần của gờ phải tạm thời di chuyển, vị trí của chúng phải được đánh dấu bằng những vạch trắng rộng 5cm. Đồng thời có các trụ mốc chất dẻo hoặc cờ có độ cao tối thiểu 20cm đặt trên vạch trắng, sao cho mép của đế trụ mốc hoặc cột cờ chồng lên với mép của vạch trắng sát với vòng chạy, bố trí tại các khoảng cách nhau không quá 4m. Điều này cũng áp dụng với khu vực của đường vòng chạy vượt chướng ngại ở chỗ vận động viên đổi hướng khỏi vòng chính để vượt qua rào cùng hố nước.

Đối với vòng phủ cỏ không có gờ, cạnh bên trong phải được đánh dấu bằng vạch rộng 5cm và cũng phải cắm cờ cách nhau 5m, bố trí đặt nghiêng 60 độ so với mặt đất, đầu cờ hướng vào phía trong. Cờ có kích thước 25 x 20cm, được treo trên cột cao 45cm là phù hợp nhất.

Phần gờ trong cấu tạo đường chạy điền kinh
Phần gờ trong cấu tạo đường chạy điền kinh

Vòng chạy có độ nghiêng sang ngang tối đa không quá 1/100, độ nghiêng toàn bộ dốc xuống theo hướng chạy không quá 1/1000. Đối với vòng chạy mới, độ nghiêng sang ngang phải nghiêng về phía ô chạy phía trong.

Độ nghiêng của vòng chạy sân điền kinh tiêu chuẩn
Vòng chạy của sân điền kinh có độ nghiêng chuẩn theo quy định

Cấu tạo đường chạy điền kinh tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn cấu tạo đường chạy điền kinh là một dạng thảm sàn đàn hồi, cấu tạo từ cao su (SBR và EPDM) và keo Poly Urethane (PU) qua phương pháp trộn đều và phun phủ. Đây là những thành phần có khả năng chống tia cực tím tốt, tuổi thọ cao, từ 10 – 15 năm nếu được thi công, bảo trì phù hợp.

Thông số kỹ thuật để thi công đường chạy điền kinh theo mô hình đổ tại chỗ, được chứng nhận bởi IAAF như sau:

  • Độ dày: 13mm
  • Độ giảm sốc: 39%
  • Độ biến dạng theo chiều dọc: 1,6mm
  • Lực căng: 0,7MPa
  • Độ nhám: 0,58
Cấu tạo đường chạy điền kinh tiêu chuẩn
Cấu tạo đường chạy điền kinh tiêu chuẩn thỏa mãn các thông số kỹ thuật theo như IAAF quy định

Cấu tạo đường chạy điền kinh gồm có 4 lớp, độ dày từ 8 – 13mm:

  • Lớp 1: Lớp keo kết dính bề mặt Primer, được lăn 1 lần bằng Rulo.
  • Lớp 2: Lớp hạt cao su SBR và keo PU Binder, được cán một lần bằng máy chuyên dụng với độ dày: 5 – 10mm.
  • Lớp 3: Lớp bột màu, hạt mầu và keo PU, được phun 1 lần bằng máy chuyên dụng.
  • Lớp 4: Kẻ vạch line.
Cấu tạo đường chạy điền kinh tiêu chuẩn có 4 lớp
Cấu tạo đường chạy điền kinh tiêu chuẩn có 4 lớp

Các phương pháp thi công cấu tạo đường chạy điền kinh tiêu chuẩn IAAF

Phương pháp Spray Coat System thi công đổ tại chỗ

Phương pháp này được thực hiện bằng cách:

  • Phủ 10mm hỗn hợp SBR và PU ở lớp đế.
  • Phun phủ hỗn hợp keo PU đa thành phần. Trong đó, hạt và bộ cao su EPDM tạo độ dày khoảng 3mm cho bề mặt.

Ưu điểm của đường chạy điền kinh Spray Coat là phù hợp với khí hậu ở Việt Nam, đồng thời chi phí thi công cũng khá thấp. Người ta thường được sử dụng phương pháp này để thi công đường chạy điền kinh tiêu chuẩn trong trường học hay các khu vui chơi giải trí.

Đường chạy đổ tại chỗ Spray coat system
Cấu tạo đường chạy điền kinh đổ tại chỗ Spray Coat System phổ biến với mức chi phí thi công tiết kiệm

Phương pháp Sandwich System thi công đổ tại chỗ

Phương pháp Sandwich System, hay còn gọi là phương pháp cán bề mặt. Cấu tạo đường chạy điền kinh theo hình thức này có 5 lớp, với độ dày từ 13,3 – 14,9mm. Đường chạy Sandwich thường được thi công bằng cách:

  • Tạo đường bằng được trải bằng lớp đế hỗn hợp 10mm của SBR và PU.
  • Cán phủ một lớp hỗn hợp đa thành phần cùng với bột EPDM để ổn định cấu trúc nền, bổ sung lớp keo chống thấm khi thi công lớp trên cùng.
  • Phun hỗn hợp keo PU đa thành phần và hạt EPDM tạo thành lớp keo dày khoảng 3mm.

Bằng cách áp dụng công nghệ khá hiện đại với mức giá trung bình, hợp lý, tiêu chuẩn thiết kế đường chạy điền kinh Sandwich System được IAAF chứng nhận để tổ chức các cuộc thi điền kinh quốc tế chuyên nghiệp.

Đường chạy đổ tại chỗ Sandwich System
Phương pháp thi công đường chạy điền kinh Sandwich System khá cao cấp, mang lại chất lượng đường chạy ấn tượng

Phương pháp Full PU System thi công đổ tại chỗ

Phương pháp Full PU System là phương pháp thi công cấu tạo đường chạy điền kinh bằng cách trải bề mặt truyền thống. Phương pháp này cho hiệu suất đàn hồi tốt, tuổi thọ cao, kéo dài ít nhất 7 năm kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhất. Mặc dù chi phí thi công cấu tạo đường chạy điền kinh tiêu chuẩn theo phương pháp này cao hơn so với Spray Coat System, nhưng đây là loại đường chạy được IAAF cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn tổ chức các giải đấu quốc tế.

Thi công cấu tạo đường chạy điền kinh theo phương pháp Full PU System gồm có:

  • Lớp dưới cùng của mặt bê tông được trải một lớp keo PU chống thấm.
  • Kế đó là hỗn hợp keo PU đa thành phần, cao su SBR và EPDM được đổ tại chỗ tạo độ dày khoảng 10mm.
  • Phun hỗn hợp keo PU đa thành phần và EPDM phủ lên bề mặt với độ dày khoảng 3 – 5mm.
  • Phun phủ chất chống lão hóa bề mặt sân.
Đường chạy Full PU system chuyên dụng
Đường chạy Full PU system chuyên dụng cho sân chạy điền kinh tiêu chuẩn IAAF

Phương pháp Prefabricated System dạng tấm đúc sẵn

Đây là phương pháp sử dụng dạng tấm đúc sẵn trong nhà máy. Điểm mạnh của loại cấu tạo đường chạy điền kinh này là điều kiện kỹ thuật trong quá trình sản xuất được đảm bảo hơn. Bản thân đường chạy cũng có tính an toàn khá tốt, giảm thiểu khả năng gây chất thương cho vận động viên. Đồng thời, đường chạy còn có khả năng chống mài mòn.

Mặc dù vậy nhưng đường chạy Prefabricated không được phổ biến ở Việt Nam. Vì thời tiết nóng, đi kèm độ ẩm cao nên dễ dẫn đến hiện tượng co ngót, khiến thảm xuất hiện các vết nứt, làm hỏng lớp keo chống thấm. Từ đó hình thành những vết bong tróc trên bề mặt đường chạy gây mất thẩm mỹ.

Đường chạy điền kinh đúc sẵn Prefabricated
Đường chạy điền kinh đúc sẵn Prefabricated không quá phổ biến ở Việt Nam

Các bộ môn trong chạy điền kinh

Chạy nước rút

Chạy nước rút là hình thức chạy cự ly ngắn, bao gồm: 60m, 100m, 200m, 400m. Bộ môn này sẽ được diễn ra trên dường chạy của sân vận động. Các vận động viên sẽ thực hiện bài chạy tốc độ cao trong một khoảng thời gian được quy định. Ngoài các nội dung chạy theo cự ly thì chạy nước rút còn được thể hiện thông qua hình thức chạy tiếp sức.

Chạy nước rút trong điền kinh
Chạy nước rút trong điền kinh là hình thức chạy cự ly ngắn, tốc độ nhanh

Chạy cự ly trung bình

Chạy cự ly trung bình cũng tương tự bản chất của chạy nước rút nhưng với quãng đường chạy dài hơn, từ 500 – 2.000m. Các quãng đường thường gặp là: 800m, 1.500m, thậm chí là 3.000m.

Chạy cự ly trung bình trong điền kinh
Chạy cự ly trung bình có quãng đường chạy dài hơn so với chạy nước rút

Chạy đường dài

Chạy đường dài là hình thức chạy dài hơn so với các buổi chạy bình thường, thường được thực hiện với tốc độ chậm, bền vững. Luật điền kinh quy định quãng đường chạy dài là từ 3.000 – 10.000m. Đối với nữ thường là các cuộc thi 3.000m, trong khi quãng đường chạy dài của nam sẽ là 5.000 – 10.000m tại Thế vận hội Olympic.

Chạy đường dài trong điền kinh
Chạy đường dài là thể loại thi đấu yêu cầu sức bền cao

Chạy đua tiếp sức

Chạy đua tiếp sức là bộ môn thi đấu có nhiều đội chơi, mỗi sẽ gồm các thành viên thực hiện chạy cự ly ngắn, hoặc trung bình, hỗ trợ tiếp sức cho nhau để hoàn thành cuộc đua. Thông thường, mỗi đội sẽ có 4 vận động viên tham gia thi đấu, cầm theo một chiến tín gậy. Các vận động viên sẽ chuyền tín gậy này cho nhau sau khi hoàn thành phần chạy của mình và chuyển tiếp đến phần chạy của người khác.

Chạy tiếp sức được áp dụng theo các loại: chạy tiếp sức nam, chạy tiếp sức nữ và chạy tiếp sức nam lẫn nữ. Các cự ly chạy phổ biến thường thấy là: 4 x 100m, 4 x 200m, 4 x 400m, 4 x 400,…

Chạy tiếp sức trong điền kinh
Chạy tiếp sức trong điền kinh là bộ môn chạy theo đội

Chạy vượt rào

Chạy vượt rào là môn thể thao mà ở đó, vận động viên thực hiện chạy điền kinh ở tốc độ cao hoặc chạy nước rút, kết hợp nhảy qua chướng ngại vật. Nếu luồn bên dưới hoặc cố tình làm đổ rào thì sẽ bị loại. Trong các cuộc thi này, vấn đề độ cao cũng như khoảng cách giữa các chướng ngại vật được lưu tâm chính xác. vận động viên thường thi đấu chạy vượt rào với các khoảng cự ly: 60m, 100m, 110m, 400m. Rào chắn có thể cao đến 1m với sộ lượng khoảng chừng 10 rào.

Chạy vượt rào trong điền kinh
Chạy vượt rào là bộ môn kết hợp giữa tốc độ và động tác nhảy vượt chướng ngại vật

Các quy tắc chạy điền kinh

Quy định về đường chạy

  • Đường chạy điền kinh phải đảm bảo độ an toàn và đạt được mức ma sát nhất định. Điều này giúp giày của các vận động viên có thể bám tốt vào đường chạy, hạn chế vấp ngã, chấn thương.
  • Kích thước chiều dài, chiều rộng, bán kính, vòng cung trên sân điền kinh phải được tuân theo quy ước của IAAF như đã đều ở phần đầu.
  • Lưu ý, vận động viên không được chạy trên làn trong cùng của đường đua. Đồng thời tuyệt đối không giẫm lên vạch trong cùng của đường chạy điền kinh (Là vạch ngăn cách đường đua với khoảng sân trong).
Quy định đường chạy điền kinh
Vận động viên không giẫm lên vạch trong cùng của đường chạy điền kinh

Quy định về điểm xuất phát

  • Nơi xuất phát của một cuộc đua phải được thể hiện bởi một vạch trắng rộng 5cm. Trong tất cả các cuộc thi không chạy theo các ô, vạch xuất phát là một đường vòng cung.
  • Tất cả vận động viên xuất phát theo tiếng súng nổ của trọng tài phát lệnh hoặc của máy chuyên dụng cho xuất phát đã được phê chuẩn bắn lên trời.
  • Đối với các cuộc đua dưới và tới 400m (bao gồm cả 4 x 200m và 4 x 400m), khẩu lệnh sẽ là “sẵn sàng”, sau đó súng hoặc thiết bị phát lệnh tương ứng sẽ nổ. Còn đối với các cuộc thi dài hơn 400m, khẩu lệnh sẽ là “vào chỗ”. Vận động viên không được phép chạm đất bằng 1 tay hoặc 2 tay trong khi đã xuất phát.
  • Trong tất cả các cuộc thi dưới và tới 400m (bao gồm cả vòng đầu của 4 x 200m và 4 x 400m), yêu cầu bắt buộc xuất phát thấp có sử dụng bàn đạp.
  • Khi ở tư thế vào chỗ, vận động viên không được chạm vào vạch xuất phát hoặc đất phía trước vạch xuất phát bằng chân hoặc tay của mình.
  • Khi thực hiện lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng”, tất cả các vận động viên phải lập tức và không được chậm trễ ở vào tư thế đầy đủ và cuối cùng của họ.
Quy định điểm xuất phát đường chạy điền kinh
Vận động viên vào tư thế sẵn sàng và chỉ xuất phát khi có hiệu lệnh từ ban tổ chức

Quy định về chất kích thích bị cấm

Các vận động viên bắt buộc phải tuân theo luật cấm chất kích thích. Các chất kích thích này có tác dụng tăng thể lực, sức bền và dẻo dai trong thi đấu, trợ lực cho người dùng vận động dễ dàng hơn. Do đó, chất kích thích bị cấm hoàn toàn khi thi đấu điền kinh. Nếu vận động viên vi phạm điều luật này sẽ bị hủy bỏ kết quả thi đấu.

Một số loại chất kích thích bị cấm trong thi đấu điền kinh gồm:

  • Doping thần kinh như: Cafein, Amphetamin, Cocain, Strychnin,… Nhóm chất này giúp tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, đồng thời làm mất cảm giác mệt mỏi, tăng hoạt động của các nhóm cơ.
  • Nhóm các chất nội tiết Steroid kích thích dẫn xuất tố dục nam Testosteron, làm tăng sức mạnh như: Nandrolon, Norethondrolon.
  • Nhóm các thuốc gây nghiện, giảm đau: Methadon, Codein, Morphin,…  Nếu vận động viên xét nghiệm dương tính với các chất này đồng nghĩa với việc vi phạm sử dụng doping.
  • Nhóm các thuốc lợi tiểu như: Furosemid, Hydrochlorthiazid,…
  • Nhóm các thuốc giãn mạch, hạ huyết áp, trợ tim như: Acebutolon, Metoprolon,…
  • Nhóm chất sản sinh hồng cầu, cung cấp oxy cho nhu cầu hô hấp.
Quy định chất cấm trong điền kinh
Vận động viên tuyệt đối không sử dụng chất kích thích khi tham gia thi đấu điền kinh

Quy định 3 giai đoạn chạy điền kinh

3 giai đoạn cần có trong tiêu chuẩn đường chạy điền kinh đó là: Chạy lao, chạy quãng giữa và về đích.

  • Chạy lao: là giai đoạn chạy ngay sau khi xuất phát. Điểm đặt chân trước sẽ luôn ở phía sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể, sau đó mới dần tiến lên ngang và vượt trước. Đi kèm theo đó la tốc độ tăng dần lên, chủ yếu là nhờ vào độ dài của các bước chạy. Lưu ý độ ngã về phía trước của thân trên, mức dùng sức trong đánh tay giảm dần.
  • Chạy quãng giữa: là giai đoạn quan trọng, tập trung giữ được tốc độ của giai đoạn chạy lao. Kỹ thuật chạy quãng giữa được phối hợp qua mọi khía cạnh, từ việc chân tiếp đất, động tác đạp, chuyển động của vai và hông, đến thao tác đánh tay phù hợp.
  • Về đích: là giai đoạn dồn sức lực để duy trì tốc độ cao nhất. Cần tăng độ ngã người về phía trước để đạt được hiệu quả đạp sau tốt hơn.
Giai đoạn chạy lao trên đường chạy điền kinh
Giai đoạn chạy lao trên đường chạy điền kinh

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cấu tạo đường chạy điền kinh tiêu chuẩn, những quy chuẩn về thiết kế sân điền kinh cũng như một số quy định về bộ môn điền kinh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu nếu về dịch vụ đường chạy điền kinh, hãy liên hệ ngay với Tín Phát theo số máy 0933 238 086 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *