Hướng dẫn thi công sân cầu lông ngoài trời chuẩn kỹ thuật 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sân chơi chất lượng, việc thi công sân cầu lông ngoài trời đang trở thành lựa chọn hàng đầu của các khu dân cư, trường học, và đơn vị cho thuê sân thể thao. Với bề dày kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công sân cầu lông ngoài trời, Tín Phát Sports sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thi công chuẩn kỹ thuật, cùng những lưu ý quan trọng giúp bạn sở hữu sân cầu lông đạt chuẩn, mang đến môi trường  luyện tập, thi đấu chuyên nghiệp cho người chơi.

Tìm hiểu về kích thước sân cầu lông ngoài trời

Theo tiêu chuẩn quốc tế, sân cầu lông ngoài trời và sân trong nhà đều tuân thủ chung một bộ thông số kỹ thuật. Sân cầu lông được chia thành hai loại chính là sân đơn và sân đôi, với kích thước cụ thể như sau:

Kích thước sân cầu lông đơn

  • Tổng diện tích khoảng 69,4m2.
  • Chiều dài sân: 13,40m (44 feet).
  • Chiều rộng sân (không tính đường biên hai bên): 5,18m (17 feet).
  • Đường chéo sân: 14,38m (47 feet).
  • Diện tích mỗi bên sân là khoảng 34,75m2, tương đương với chiều rộng 5,18m và chiều dài 6,71m.

Thi công sân cầu lông ngoài trời

Kích thước sân cầu lông đôi

  • Tổng diện tích khoảng 81,74m2, lớn hơn sân đơn khoảng 12m2.
  • Chiều dài sân: 13,40m (44 feet).
  • Chiều rộng sân: 6,10m (20 feet).
  • Đường chéo sân: 14,73m (48,33 feet).
  • Mỗi bên sân có diện tích khoảng 40,88m2, với chiều rộng 6,10m và chiều dài 6,71m.
  • Sân đôi được chia thành hai phần bởi lưới cầu lông cao 1,55m. Ngoài ra, sân còn có 4 khu vực giao cầu, mỗi khu vực rộng 2,53m và dài 3,88m.

Những vật tư cần có để hoàn thiện sân cầu lông ngoài trời đạt chuẩn

Thi công sân cầu lông ngoài trời

Để sân cầu lông ngoài trời hoạt động hiệu quả và đảm bảo chất lượng thi đấu thì cần trang bị một số phụ kiện quan trọng như:

Hệ thống đèn chiếu sáng

Đối với sân cầu lông sử dụng vào buổi tối hoặc khi ánh sáng tự nhiên không đủ, việc lắp đặt đèn là rất cần thiết. Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng đèn pha LED công suất khoảng 400W, được gắn trên cột cao từ 8 đến 9m. Thiết kế này giúp cung cấp ánh sáng rõ nét, đồng đều, không gây chói mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động luyện tập và thi đấu trong điều kiện thiếu sáng.

Cột lưới cầu lông

Cột lưới là phần kết cấu quan trọng để giữ cho lưới căng và ổn định. Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn cột lưới đa năng dễ di chuyển hoặc cột cố định chắc chắn. Cột lưới phải được đặt chính xác trên đường biên sân, đảm bảo thẳng đứng và chịu được lực căng của lưới trong suốt quá trình thi đấu.

Lưới cầu lông ngoài trời

Do phải chịu tác động trực tiếp từ thời tiết như mưa, nắng và gió, lưới cầu lông ngoài trời cần làm từ chất liệu bền bỉ như nhựa Vinyl, Nylon hoặc Polyethylene. Lưới có kích thước tiêu chuẩn với chiều ngang 6,7m và chiều cao 0,76m. Mắt lưới được đan đều, kích thước từ 15mm đến dưới 20mm nhằm đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ. Phần đỉnh lưới được gia cố bằng nẹp trắng phủ đôi qua dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp, giúp giữ lưới chắc chắn và dễ quan sát khi thi đấu.

Các bước thi công sân cầu lông ngoài trời đạt chuẩn kỹ thuật

Thi công sân cầu lông

Chuẩn bị bề mặt nền sân

Trước khi thi công sân cầu lông ngoài trời, mặt sân cần được xử lý bằng máy mài công nghiệp để tạo độ nhám giúp sơn bám chắc. Những khu vực lồi lõm hay gồ ghề sẽ được xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo mặt sân bằng phẳng. Nếu phát hiện vết nứt, lỗ thủng hoặc điểm rỗ bề mặt, cần sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám kín, sau đó tiếp tục mài phẳng lại lần nữa nhằm đảm bảo độ ổn định cho các lớp sơn tiếp theo.

Thi công lớp chống thấm

Lớp sơn chống thấm là bước quan trọng nhằm bảo vệ mặt sân khỏi tác động của mưa nắng. Trước khi sơn, mặt sân cần được làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và phải khô ráo. Bạn có thể lựa chọn sơn một hoặc hai lớp chống thấm tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tần suất sử dụng sân. Lớp sơn này giúp nâng cao độ bền của toàn bộ hệ thống sân.

Sơn lót kết dính

Bước tiếp theo trong quy trình thi công sân cầu lông ngoài trời là lớp sơn lót, đóng vai trò trung gian giữa lớp chống thấm và lớp hoàn thiện. Lớp lót này giúp liên kết chặt chẽ các lớp sơn, đồng thời tạo bề mặt mịn, ổn định, đảm bảo độ bám dính cho lớp phủ tiếp theo.

Thi công lớp đệm và lớp phủ hoàn thiện

Thi công sân cầu lông ngoài trời

Sơn phủ hoàn thiện sân cầu lông ngoài trời

Lớp sơn đệm giúp tăng độ đàn hồi cho sân, giảm lực tác động lên cơ thể người chơi, hạn chế nguy cơ chấn thương. Trong khi đó, lớp sơn phủ cuối cùng cần đạt độ ma sát cao để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Thông thường nên sơn 2 lớp phủ để đạt được độ dày tiêu chuẩn và đồng đều trên toàn bộ bề mặt sân.

Kẻ vạch thi đấu

Công đoạn cuối cùng là vẽ đường line. Việc này yêu cầu độ chính xác cao, các đường kẻ cần được canh thẳng, rõ nét, đúng theo quy chuẩn về kích thước. Tránh tình trạng sơn bị nhòe, sai lệch vị trí làm ảnh hưởng đến trải nghiệm thi đấu.

Lưu ý quan trọng khi thi công sân cầu lông ngoài trời

Thi công sân cầu lông ngoài trời không chỉ đơn giản là dựng một mặt sân và lưới thi đấu, mà còn đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng về hướng nắng, kết cấu sân và các yếu tố kỹ thuật nhằm đảm bảo trải nghiệm chơi tốt nhất. Những điểm quan trọng cần lưu ý khi thi công sân cầu lông ngoài trời như:

Bề mặt sàn

Với nền bê tông, yêu cầu kỹ thuật bao gồm độ dày lớp bê tông khoảng 10cm và sử dụng loại có mác tối thiểu 200 Mpa để đảm bảo chịu lực tốt. Mặt sàn phải được hoàn thiện phẳng, nhẵn và không có điểm gồ ghề. Độ dốc cần được thiết kế từ 0.83% đến 1%, đủ để thoát nước mưa hiệu quả. Trong trường hợp kiểm tra và phát hiện mặt sân có chỗ đọng nước sâu từ 1.2mm trở lên (có thể kiểm tra bằng đồng xu), cần xử lý lại bằng cách làm phẳng bề mặt để đảm bảo đúng chuẩn kỹ thuật.

Thi công sân cầu lông ngoài trời

Đối với nền nhựa nóng Asphalt, nếu mặt bằng đã ổn định và cứng thì chỉ cần thi công lớp cấp phối đá và cát dày khoảng 25 – 30cm là đủ. Tuy nhiên, với những khu vực có nền yếu hoặc dễ sụt lún thì cần phải đóng cọc bê tông để gia cố. Đồng thời điều chỉnh cao độ phù hợp với hiện trạng thực tế. Một lưu ý quan trọng khi thi công mặt sân là nên hạn chế tối đa các khe co giãn nhiệt, bởi chúng có thể làm mất thẩm mỹ tổng thể và gây khó khăn cho việc sơn hoàn thiện sân sau này.

Hướng đặt sân

Chọn hướng sân là yếu tố đầu tiên cần tính đến khi thi công sân cầu lông. Sân nên được thi công theo trục Bắc – Nam, giúp hạn chế tình trạng ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt người chơi vào buổi sáng hoặc chiều. Điều này giúp bảo vệ tầm nhìn, tránh gây chói mắt và đảm bảo sự thoải mái trong suốt quá trình thi đấu.

Thi cong san cau long ngoai troi

Đường biên rõ ràng

Các đường biên của sân cần được sơn rõ nét bằng màu trắng hoặc vàng, tạo sự phân biệt rõ ràng giữa khu vực thi đấu và phần không hợp lệ. Màu sơn nên có độ phản quang nhẹ để dễ quan sát dưới ánh sáng mạnh hoặc đèn chiếu vào ban đêm.

Chiều cao và khoảng không xung quanh

Để tạo môi trường luyện tập & thi đấu lý tưởng, chiều cao tối thiểu từ mặt sân lên trần hoặc vật cản phía trên phải đạt ít nhất 9m. Ngoài ra, cần đảm bảo có khoảng trống tối thiểu 2m xung quanh sân và không có chướng ngại vật gần sát khu vực thi đấu nhằm đảm bảo an toàn cho người chơi.

Khoảng cách giữa các sân liền kề

Nếu thi công nhiều sân cạnh nhau, hãy đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các sân. Điều này giúp người chơi có không gian di chuyển thoải mái, tránh va chạm và giảm thiểu ảnh hưởng bởi các trận đấu bên cạnh.

Xử lý nền móng

Thi cong san cau long ngoai troi

Thi công sân cầu lông đa năng kết hợp pickleball

Tình trạng nền đất sẽ quyết định phương án thi công. Trong trường hợp nền đất yếu hoặc có độ lún cao, cần gia cố bằng cách đóng cọc bê tông, sau đó điều chỉnh cao độ phù hợp theo hiện trạng. Việc xử lý kỹ nền móng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của mặt sân và tránh hiện tượng nứt vỡ sau thời gian sử dụng.

Hệ thống chiếu sáng cho sân cầu lông ngoài trời

Đèn pha LED công suất khoảng 400W là lựa chọn phổ biến khi thi công sân cầu lông ngoài trời, vừa tiết kiệm điện năng, vừa mang lại ánh sáng rõ nét. Các cột đèn nên được lắp đặt ở độ cao từ 8 đến 9m, đủ để ánh sáng phân bố đều trên toàn sân, đồng thời không gây chói mắt cho người chơi. Việc thiết kế chiếu sáng hợp lý sẽ nâng cao chất lượng luyện tập và thi đấu vào ban đêm một cách đáng kể.

Lưới thi đấu tiêu chuẩn

Lưới cầu lông ngoài trời cần được lắp đặt chắc chắn, có thể điều chỉnh được độ cao để phù hợp với tiêu chuẩn thi đấu. Vật liệu làm lưới thường là nhựa vinyl hoặc sợi nylon polyethylene. Những chất liệu này có khả năng chống chịu tốt với thời tiết, đảm bảo độ bền dài lâu dù sử dụng ngoài trời. Bạn nên chọn loại lưới có màu đậm, sợi đều, kích thước mắt lưới từ 15 – 20mm. Phần viền lưới nên được bọc nẹp trắng, có dây cáp hoặc dây lưới xuyên qua để giữ độ căng. Cần đảm bảo không có khoảng hở giữa lưới và hai cột, tránh ảnh hưởng đến kết quả thi đấu.

Kẻ đường line

kẻ vạch sân cầu lông

Các đường line kẻ trên sân có vai trò định hình khu vực thi đấu rõ ràng. Theo tiêu chuẩn, đường line có độ rộng 40mm (tức 4cm), thường được vẽ bằng sơn chuyên dụng có màu trắng hoặc vàng nhằm tạo độ tương phản cao với mặt sân, giúp người chơi dễ nhận biết hơn trong khi thi đấu. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng bột hoặc phấn để kẻ tạm thời trong quá trình luyện tập hoặc chưa hoàn thiện thi công sơn phủ chính thức.

Nếu bạn đang ấp ủ ý tưởng thi công sân cầu lông ngoài trời cho gia đình, trường học, khu dân cư hay trung tâm thể thao,… hãy để Tín Phát Sports đồng hành cùng bạn từ bước đầu tiên. Với kinh nghiệm thi công hàng trăm sân thể thao trên toàn quốc, Tín Phát Sports không chỉ mang đến công trình chuẩn mực mà còn là nơi bạn có thể đặt trọn niềm tin. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0981473638 để được tư vấn và báo giá chi tiết cho công trình của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *