Thi công đường chạy điền kinh

Quy trình thi công đường chạy điền kinh đúng kỹ thuật là yếu tố đặc biệt quan trọng để có được đường chạy hoàn hảo, đạt tiêu chuẩn. Những tư vấn chi tiết sau đây chắc chắn sẽ rất hữu ích dành cho những đơn vị có nhu cầu thực hiện thi công sân điền [...]

Thi công đường chạy điền kinh

Quy trình thi công đường chạy điền kinh đúng kỹ thuật là yếu tố đặc biệt quan trọng để có được đường chạy hoàn hảo, đạt tiêu chuẩn. Những tư vấn chi tiết sau đây chắc chắn sẽ rất hữu ích dành cho những đơn vị có nhu cầu thực hiện thi công sân điền kinh. 

1. Kích thước sân điền kinh tiêu chuẩn

Kích thước sân điền kinh tiêu chuẩn
Chiều dài đường chạy điền kinh sẽ là 400 mét

Theo tiêu chuẩn của IAAF, chiều dài đường chạy điền kinh sẽ là 400 mét, bán kính của đường cong là 36 mét. Công thức tính bán kính đường cong như sau: 2πr = 2 3.14 36 = 226 mét, mỗi đường thẳng sẽ có chiều dài: (400 mét – 226 mét) / 2 đường = 87 m.

Từ chiều dài của những đường thẳng, chúng ta có thể tính được chu vi mỗi đường thẳng như sau:

  • Đường thẳng 1: 87 × 2 + 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 0) = 400 m.
  • Đường thẳng 2: 87 × 2 + 3. × 3.14 × (36 + 1.2 × 1) ≈ 408 m.
  • Đường thẳng 3: 87 × 2 + 2 × 3.14 × (36 + 1,2 × 2) = 415 m.
  • Đường thẳng 4: 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 3) ≈ 423 m.
  • Đường thẳng 5: 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 4) = 430 m.
  • Đường thẳng 6: 87 × 2+ 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 5) ≈ 438 m.
  • Đường thẳng 7: 87 × 2+ 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 6) ≈ 445 m.
  • Đường thẳng 8: 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 7) ≈ 453 m

Đường chạy tám làn rộng từ 9,76m – 10,00m, mỗi làn rộng từ 1,22m – 1,25m gồm cả làn bên phải.

Các cạnh và làn có cùng chiều rộng thì sẽ có chiều rộng của đường băng khoảng 4 – 5 cm.

Khu vực an toàn 2 bên đường băng tối thiểu là 1m, khu vực xuất phát tối thiểu là 3m, điểm cuối nước rút cách vùng đệm tối thiểu 17m.

Thi công đường chạy điền kinh
Kích thước sân điền kinh tiêu chuẩn

2. Các phương pháp thi công đường chạy điền kinh

Các phương pháp thi công sân chạy điền kinh

Phương pháp thi công sân chạy điền kinh

Tại Việt Nam hiện có 4 phương pháp phù hợp được sử dụng pohoro biến gồm:

2.1. Phương pháp Spray Coat System (cán phủ bề mặt)

Với loại đường này sẽ được phủ một lớp dài khoảng 10mm hỗn hợp gồm SBR và PU lớp đế. Thực hiện phun phủ lớp keo hỗn hợp PU đa thành phần, hạt và bột cao su EPDM nhằm để tạo độ dày của bề mặt lên khoảng 3mm. 

Ưu điểm của phương pháp này là có chi phí thấp, thường dùng cho nhiều lĩnh vực như: trường học, khu vui chơi giải trí,…

Những phương pháp thi công sân chạy điền kinh
Phương pháp thi công sân chạy điền kinh
Phương pháp Spray Coat System (cán phủ bề mặt)
Phương pháp Spray Coat System (cán phủ bề mặt)

2.2. Phương pháp Sandwich (cán phủ bề mặt)

Tiêu chuẩn có thể dùng để tổ chức giải thi đấu điền kinh chuyên nghiệp quy mô quốc tế
Tiêu chuẩn có thể dùng để tổ chức giải thi đấu điền kinh chuyên nghiệp quy mô quốc tế
Phương pháp thi công sân chạy điền kinh
Phương pháp Sandwich (cán phủ bề mặt)

Loại đường chạy này được phủ 10mm hỗn hợp SBR và PU lớp đế giống với Spray Coat System. Cán phủ 1 lớp hỗn hợp đa thành phần với bột EPDM nhằm giúp ổn định kết cấu lớp đế SBR, PU và lăn một lớp chống thấm trên khắp bề mặt. 

Tiếp đến phun phủ hỗn hợp keo PU đa thành phần, hạt EPDM để nhằm để tạo độ dày cho đường chạy thêm khoảng 3mm. Ưu điểm của phương pháp này là có mức giá trung bình, được IAAF cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn có thể dùng để tổ chức giải thi đấu điền kinh chuyên nghiệp quy mô quốc tế.

2.3. Phương pháp Traditional (trải bề mặt truyền thống)

Phương pháp Traditional thi công đường chạy điền kinh
Phương pháp Traditional thường dùng để thi công các sân thể thao thi đấu chuyên nghiệp
Phương pháp thi công đường chạy điền kinh tối ưu
Chi phí cho việc thi công phương pháp này thường cao hơn so với hai phương pháp trước

Traditional là hệ thống có độ đàn hồi của đường chạy cao, đáp ứng yêu cầu của các cuộc thi quốc tế hay do IAAF tổ chức. Trên nền bê tông được trải một lớp keo PU có tác dụng chống thấm, tiếp đến được trải hỗn hợp keo PU đa thành phần, cao su SBR và EPDM đổ tại chỗ với độ dày 10mm. 

Tiếp đến thực hiện phun phủ sơn PU đa thành phần và EPDM lên bề mặt khoảng 3-5mm. Sau cùng là phun phủ chất chống lão hóa để giúp bảo vệ bề mặt sân tuyệt đối.

Phương pháp này thường dùng để thi công các sân thể thao nhằm tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp. Chi phí cho việc thi công phương pháp này thường cao hơn so với hai phương pháp trước.

2.4. Phương pháp Prefabricated (hệ thống tấm dán đúc sẵn)

Phương pháp này dùng các đường chạy được đúc sẵn dưới dạng tấm trong nhà máy, điều kiện kỹ thuật đảm bảo tuyệt đối hơn so với việc thi công đổ đường chạy tại chỗ. 

Phương pháp Prefabricated trong thi công đường chạy điền kinh
Thi công sân điền kinh theo phương pháp Prefabricated (hệ thống tấm dán đúc sẵn)

Ưu điểm của đường chạy này là có tính an toàn cao, giảm khả năng bị chấn thương cho các vận động viên, đặc biệt có khả năng chống mài mòn rất tốt. Tuy nhiên, đường chạy Prefabricated ít sử dụng ở Việt Nam bời vì nhiệt độ cao dẫn đến hiện tượng co ngót, cũng như tạo ra các vết nứt trên đường chạy tại những vị trí ghép nối giữa các tấm thảm đúc sẵn. Từ đó dẫn đến làm hỏng lớp keo chống thấm tạo hiện tượng bong tróc trên bề mặt sân chạy.

Đường chạy điền kinh sau khi thi công theo phương pháp Prefabricated
Đường chạy điền kinh sau khi thi công theo phương pháp Prefabricated

3. Quy trình thực hiện thi công đường chạy điền kinh

3.1. Chuẩn bị trước khi thi công 

Quy trình thực hiện thi công đường chạy điền kinh
Làm sạch bề mặt bê tông hoặc nhựa đường
Quy trình thực hiện thi công đường chạy điền kinh
Tiếp đến, chọn màu sơn cho đường chạy

Trước khi tiến hành thi công cần phải làm vệ sinh sạch bề mặt bê tông hoặc nhựa đường. Tiếp đến chọn màu sơn cho đường chạy, kiểm tra các thông số kỹ thuật của mặt đường nhằm xác minh đường chạy bê tông đã đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chưa để xử lý để tránh làm ảnh hưởng về sau. Không thi công nếu bề mặt đường chạy chưa đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật.

3.2. Chuẩn bị mặt nền 

Quy trình thực hiện thi công đường chạy điền kinh
Khi xử lý bề mặt nền của đường chạy cần đảm bảo bề mặt đồng đều
Quy trình thực hiện thi công đường chạy điền kinh
Loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn, dầu mỡ, thảm thực vật bám trên bề mặt đường chạy

Khi xử lý bề mặt nền của đường chạy cần đảm bảo bề mặt đồng đều, liền kề và cảnh quan xung quanh không tiệp với màu sơn dùng cho bề mặt đường chạy nhựa đường. Tiếp đến thực hiện các công đoạn sau:

  • Loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn, dầu mỡ, thảm thực vật bám trên bề mặt đường chạy, tránh làm ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống sơn bề mặt đường chạy nhựa đường sau này. Có thể dùng máy bắn nước áp lực cao để rửa bề mặt.
  • Khắc phục những vấn đề như: vết nứt, vết lõm,… bề mặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi thi công lớp sơn cho bề mặt.
  • Đảm bảo bề mặt sạch hoàn toàn, bằng phẳng đồng bộ mới thi công
  • Trải một lớp đá base hoặc đá 2×4 dày 10-15cm và san ủi theo độ dốc, lu lèn chặt với độ chặt tối thiểu K=90.
  • Đổ bê tông hoặc thảm asphalt nhằm tạo độ dốc theo thiết kế.

3.3. Quy trình thi công đường chạy điền kinh

Quy trình thi công sân chạy điền kinh
Bước kẻ vạch cho sân điền kinh
  • Bước 1: Lăn một lớp sơn chống thấm chuyên dụng cho sân thể thao để để tạo khả năng chống thấm tốt cho đường chạy.
  • Bước 2: Thi công 1 – 2 lớp sơn lót cho đường chạy, đây là lớp trung gian giữa mặt đường nhựa và lớp sơn còn lại của đường chạy.
  • Bước 3: Gạt liên tiếp 2 lớp đệm đen giảm chấn lên bề mặt nhằm tạo độ đàn hồi cho sân (có thể cho thêm cát mịn và nước theo tỉ lệ nhà sản xuất). Hiện nay các nhà thầu thường lựa chọn sơn acrylic Surfaces của hãng sơn RED EPOXY.

Thi công lớp đệm đen

Sơn acrylic Surfaces của hãng sơn RED EPOXY

  • Bước 4: Sau khi sơn đệm đen khô lại sẽ thi công lớp sơn phủ màu thứ nhất dành riêng cho đường pitch. Gạt 2 – 3 lớp sơn phủ màu tùy vào độ dày đường chạy được chủ đầu tư yêu cầu.
  • Bước 5: Xác định vị trí, đánh dấu bằng cách dán băng keo cố định đường line đường chạy. Xác định vị trí một cách chuyên nghiệp, chính xác nhất theo bảng vẽ quy định của môn thi đấu (chiều rộng của đường line sẽ rơi vào khoảng 4 – 5 cm).
Quy trình thi công đường chạy điền kinh
Quy trình thi công đường chạy điền kinh
Quá trình thi công đường chạy điền kinh
Cận cảnh bề mặt sân chạy sau khi hoàn tất
Quy trình xử lý bề mặt đường chạy điền kinh
Hình ảnh sân chạy trước khi thi công
Quy trình thi công đường chạy điền kinh
Hình ảnh sân chạy sau khi thi công hoàn tất
Quy trình thi công đường chạy điền kinh
Kiểm tra và nghiệm thu đường chạy điền kinh
Quy trình thi công đường chạy điền kinh
Dùng máy phun sơn kẻ vạch chuyên dụng cho đường Pitch
Quá trình thi công đường chạy điền kinh
Đường kẻ vạch thường sẽ là màu trắng hoặc vàng
Khi thực hiện phải tỉ mỉ, cẩn thận để tránh cho sơn tràn ra ngoài mặt sân
Khi thực hiện phải tỉ mỉ, cẩn thận để tránh cho sơn tràn ra ngoài mặt sân

Dùng máy phun sơn kẻ vạch chuyên dụng cho đường Pitch, đường kẻ vạch thường có thể dùng màu trắng hoặc vàng. Yêu cầu quá trình này phải thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để tránh khiến cho sơn tràn ra ngoài mặt sân. Khi sơn đã khô sẽ loại bỏ đi lớp băng keo.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện thi công đường chạy điền kinh đạt chuẩn nhất. Hy vọng sẽ hữu ích cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này! 

TÍN PHÁT SPORTS
– Hotline Hà Nội: 0981.234.357
– Hotline TPHCM: 0981.238.808
– Điện thoại: 0246.257.3888
– Email: info@tinphatsports.vn
– Website: www.tinphatsports.vn

– Văn phòng Hà Nội
Địa chỉ: Số 6/25 – Phố Bùi Huy Bích, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– Văn phòng TPHCM
Địa chỉ: Số 7, Đường Đào Trí, khu phố 1, phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh