Thi Công Sân Cầu Lông Ngoài Trời Tiêu Chuẩn | Quy Trình & Lưu Ý

Cầu lông là bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích hiện nay và dần trở nên phổ biến rộng rãi, ngoài sân cầu lông trong nhà thì sân cầu lông ngoài trời cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho người chơi nếu như muốn thay đổi không gian chơi để tránh nhàm chán. Tuy nhiên, sân cầu lông ngoài trời vẫn ít được ưa chuộng hơn sân cầu lông trong nhà. Hãy cùng Tín Phát Sports tìm hiểu quy trình thi công sân cầu lông ngoài trời đúng tiêu chuẩn qua bài viết này nhé!

Giới thiệu về sân cầu lông ngoài trời

Kích thước và diện tích sân cầu lông ngoài trời tiêu chuẩn

Theo quy định về kích thước sân cầu lông theo đúng tiêu chuẩn quốc tế BWF thì sân cầu lông trong nhà và sân cầu lông ngoài trời đều có kích thước tương tự nhau, không có thay đổi bất kỳ thông số nào. Được chia thành 2 loại sân là sân cầu lông đơn và sân cầu lông đôi với kích thước lần lượt như sau:

  • Sân cầu lông đơn có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 13.4m x 5.18m, đường chéo sân là 14.3m.
  • Sân cầu lông đôi có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 13.4m x 6.1m, đường chéo sân là 14.3m.
Kích thước sân cầu lông ngoài trời tương tự như sân cầu lông trong nhà
Kích thước sân cầu lông ngoài trời tương tự như sân cầu lông trong nhà

Sự khác biệt giữa sân cầu lông ngoài trời và sân cầu lông trong nhà

Sân cầu lông trong nhà và sân cầu lông ngoài trời đều có những yếu tố riêng nên có sự khác nhau giữa 2 loại sân này như bề mặt sân, chất liệu, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước, cụ thể như sau:

  • Bề mặt sân, chất liệu: đối với sân cầu lông trong nhà thì cần lựa chọn các loại mặt thảm chất lượng, đảm bảo không trơn trượt. Đối với sân cầu lông ngoài trời thì cần lựa chọn bề mặt phẳng, cứng, chống thấm nước để sân không bị mềm và phải chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết,
  • Hệ thống chiếu sáng: đối với sân cầu lông trong nhà cần có hệ thống chiếu sáng hiện đại để đảm bảo độ sáng phù hợp cho các trận đấu. Đối với sân cầu lông ngoài trời, cần sử dụng các loại đèn có khả năng tiết kiệm điện nhưng có ánh sáng đủ mạnh để chơi cầu lông vào buổi tối.
  • Hệ thống thoát nước: đối với sân cầu lông trong nhà thì hệ thống thoát nước có thể không cần hoặc chỉ cần lắp đặt một hệ thống đơn giản. Tuy nhiên, đối với sân cầu lông ngoài trời cần phải có hệ thống thoát nước hiệu quả để tránh ngập và đảm bảo sân luôn khô ráo.
Sân cầu lông ngoài trời có những đặc điểm khác so với sân cầu lông trong nhà
Sân cầu lông ngoài trời có những đặc điểm khác so với sân cầu lông trong nhà

Tiêu chuẩn thi công sân cầu lông ngoài trời

Bề mặt sàn sân cầu lông

Sân cầu lông có nhiều loại bề mặt sàn khác nhau như bề mặt sân gỗ, bề mặt nhựa cao su tổng hợp. Tuy nhiên, đối với sân cầu lông ngoài trời thì chủ yếu được thi công bề mặt sàn bê tông và nhựa nóng Asphalts chuyên dùng để thi công sân thể thao ngoài trời.

Đối với sân cầu lông ngoài trời thì nền sân là yếu tố quan trọng nhất, nền sân cần có độ dày 10 cm, bằng phẳng, không gồ ghề, có độ dốc từ 0.83 – 1%. Đường kẻ sân cầu lông phải là 40 mm, có thể vẽ bằng phấn hoặc bột.

Bề mặt nền sân cầu lông ngoài trời là yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý
Bề mặt nền sân cầu lông ngoài trời là yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý

Lưới thi đấu cho sân cầu lông

Sân cầu lông ngoài trời cần chắc chắn lựa chọn lưới cầu lông có độ bền cao nhằm đối phó với điều kiện khí hậu, môi trường. Chất liệu lưới có thể bằng nhựa Vinyl, Nylonor Polyetylen đảm bảo độ bền theo thời gian.

Lưới cần có chiều cao 1.52m, độ dày lưới dao dao động từ 15 – 20mm, nên chọn lưới có màu nổi bật để lắp đặt cho sân cầu lông ngoài trời để dễ dàng quan sát khi chơi.

Chất liệu lưới cầu lông có thể bằng nhựa Vinyl, Nylonor Polyetylen đảm bảo độ bền theo thời gian
Chất liệu lưới cầu lông có thể bằng nhựa Vinyl, Nylonor Polyetylen đảm bảo độ bền theo thời gian

Hệ thống chiếu sáng sân cầu lông

Sân cầu lông ngoài trời không yêu cầu quá nghiêm ngặt về hệ thống đèn chiếu sáng tuy nhiên vẫn cần đảm bảo một số quy định để đem lại trải nghiệm tốt nhất khi chơi cầu lông. Thông thường, chỉ cần sử dụng đèn chiếu sáng khi chơi vào buổi tối nên có thể sử dụng loại đèn pha LED khoảng 400W. Chiều cao cột đèn LED nên khoảng 8 – 9m sẽ cho ánh sáng rõ ràng, chân thực khi chơi cầu lông.

Hệ thống đèn chiếu sáng khi chơi vào buổi tối nên có thể sử dụng loại đèn pha LED khoảng 400W
Hệ thống đèn chiếu sáng khi chơi vào buổi tối nên có thể sử dụng loại đèn pha LED khoảng 400W

Các yếu tố cần lưu ý khi thi công sân cầu lông ngoài trời

Hướng sân phù hợp

Để cho việc chơi cầu lông ngoài trời diễn ra thuận tiện mà không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mắt, gây mất tầm nhìn của người chơi, vì vậy nên thi công sân cầu lông theo hướng Bắc – Nam để giảm thiểu tình trạng này, giúp trận đấu diễn ra suôn sẻ hơn.

Hướng sân cầu lông ngoài trời hợp lý sẽ giúp người chơi không bị chói mắt bởi ánh sáng mặt trời
Hướng sân cầu lông ngoài trời hợp lý sẽ giúp người chơi không bị chói mắt bởi ánh sáng mặt trời

Điều kiện địa hình và môi trường

Cần xem xét địa hình, vị trí thi công sân, độ nghiêng đúng theo tiêu chuẩn từ 0.83 – 1%, mặt sân bằng phẳng không gồ ghề hay vật cản gây ảnh hưởng đến quá trình thi công, đảm bảo khả năng thoát nước và các yếu tố khác để đảm bảo môi trường chơi cầu lông tốt nhất.

Điều kiện địa hình và môi trường tốt sẽ giúp thi công sân cầu lông hiệu quả
Điều kiện địa hình và môi trường tốt sẽ giúp thi công sân cầu lông hiệu quả

Quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật

Việc tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công đối với sân cầu lông ngoài trời sẽ đảm bảo sân được thi công đúng kích thước, độ bền tốt và an toàn cho người chơi khi sân được đưa vào hoạt động.

Việc tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công giúp sân đạt chất lượng tốt
Việc tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công giúp sân đạt chất lượng tốt

An toàn và bảo vệ môi trường

Khi thi công sân cầu lông ngoài trời thì yếu tố an toàn và bảo vệ môi trường phải được đưa lên hàng đầu, vì điều này sẽ giúp cho người chơi tránh được những chấn thương không đáng có cũng như môi trường xung quanh được bảo vệ, tránh gây ô nhiễm.

Khi thi công sân cầu lông ngoài trời thì yếu tố an toàn và bảo vệ môi trường phải được đưa lên hàng đầu
Khi thi công sân cầu lông ngoài trời thì yếu tố an toàn và bảo vệ môi trường phải được đưa lên hàng đầu

Quy trình thi công sân cầu lông ngoài trời

Chuẩn bị bề mặt thi công sân cầu lông ngoài trời

Bề mặt sân cầu lông ngoài trời cần sử dụng máy mài để làm phẳng, loại bỏ những vị trí gồ ghề, loại bỏ vật cản, tạo độ nhám nhằm giúp sơn được bám tốt hơn. Nếu bề mặt không được làm phẳng, còn nhiều chổ gồ ghề sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sân. Ngoài ra, nếu sân có bụi thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sơn.

Bề mặt sân cầu lông ngoài trời cần được làm phẳng
Bề mặt sân cầu lông ngoài trời cần được làm phẳng

Xử lý mặt bằng sân cầu lông ngoài trời

Xử lý mặt bằng sân cầu lông ngoài trời là một trong các bước quan trọng để đảm bảo sân cầu lông bằng phẳng và không bị lún. Ở bước này, nên dùng máy dặm đất để làm bằng phẳng nền, cũng như loại bỏ được sỏi đá, cỏ dại giúp sân đảm bảo được chất lượng.

Xử lý những vị trí bị lỗi kịp thời giúp đảm bảo được thẩm mỹ của sân cầu lông
Xử lý những vị trí bị lỗi kịp thời giúp đảm bảo được thẩm mỹ của sân cầu lông

Thi công sơn sân cầu lông lớp sơn chống thấm

Trước khi sơn, nên quét sạch sân cầu lông bằng chổi để loại bỏ được lá cây cũng như bụi bám vào, đảm bảo sân luôn khô ráo vì như vậy sẽ giúp lớp sơn chống thấm có độ bám dính cao. Có thể sơn từ 1 – 2 lớp tùy theo điều kiện thời tiết tại nơi thi công sân cầu lông.

Lớp sơn chống thấm giúp sân có độ bền cao và chống thấm nước tốt
Lớp sơn chống thấm giúp sân có độ bền cao và chống thấm nước tốt

Thi công lớp sơn lót

Sau khi lớp sơn chống thấm khô, ta tiến hành sơn tiếp lớp sơn lót, lớp sơn này có nhiệm vụ liên kết giữ lớp sơn chống thấm và bề mặt.

Lớp sơn lót có nhiệm vụ liên kết giữ lớp sơn chống thấm và bề mặt
Lớp sơn lót có nhiệm vụ liên kết giữ lớp sơn chống thấm và bề mặt

Thi công sơn sân cầu lông lớp đệm

Bên trên lớp sơn lót là lớp sơn đệm, lơp sớn này sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho người chơi, giúp cho mặt sân có sự đàn hồi nhất định, di chuyển êm ái, tránh những chấn thương hay va chạm không đáng có.

Thi công sơn sân cầu lông lớp đệm giúp mặt sân được êm ái
Thi công sơn sân cầu lông lớp đệm giúp mặt sân được êm ái

Thi công lớp sơn phủ trên cùng

Lớp sơn cuối cùng là lớp tiếp xúc trực tiếp với người chơi nên phải có tính ma sát, bám dính tốt, tạo cảm giác tốt cho người chơi khi thi đấu. Lớp này cần thi công cẩn thận để đạt độ dày đúng chuẩn và đều khắp mặt sân. Lưu ý, người thi công nên sơn 2 lớp phủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lớp trên cùng cần thi công cẩn thận để đạt độ dày đúng chuẩn và đều khắp mặt sân
Lớp trên cùng cần thi công cẩn thận để đạt độ dày đúng chuẩn và đều khắp mặt sân

Thi công kẻ Line

Sau khi thi công xong các bước sơn nền sân thì ta tiến hành kẻ các đường line trên sân. Công việc này yêu cầu người thi công phải có tính chính xác và tỉ mỉ cao. Khi sơn cần đảm bảo các đường line được thẳng, không bị méo gây mất thẩm mỹ cho sân.

Công việc này yêu cầu người thi công phải có tính chính xác và tỉ mỉ cao
Công việc này yêu cầu người thi công phải có tính chính xác và tỉ mỉ cao

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng sân cầu lông ngoài trời

Sau các bước thi công nền và sơn sân xong thì tiến hành lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cho sân, vì sân cầu lông ngoài trời nên cần có đèn chiếu sáng đầy rủ, cần thiết cho những trận cầu lông, đảm bảo ánh sáng đủ mạnh trong suốt quá trình trải nghiệm của người chơi.

Ánh sáng sân cầu lông ngoài trời tốt sẽ giúp trải nghiệm của bạn trở nên tốt hơn
Ánh sáng sân cầu lông ngoài trời tốt sẽ giúp trải nghiệm của bạn trở nên tốt hơn

Một số lưu ý khi chơi cầu lông ở sân cầu lông ngoài trời

Cầu lông là môn thể thao cần sự linh hoạt của cả cơ thể nên rất tốt cho sức khỏe người chơi, tuy nhiên nếu không cẩn thận sẽ gây ra những chấn thương không đáng có, vì vậy hãy lưu ý một số điều sau khi chơi cầu lông nhé:

  • Sử dụng các loại băng để bảo vệ các vùng quan trọng của cơ thể như: đầu gối, cổ tay, cổ chân,… vì những bộ phần này chịu áp lực rất lớn khi cơ thể vận động ở cường đồ cao khi chơi cầu lông.
  • Khởi động, làm nóng cơ thể thật kỹ trước khi tham gia vào trận đấu.
  • Nghỉ ngơi khi bị chấn thương.
  • Chọn dụng cụ phù hợp khi chơi để đạt hiệu quả tốt.
Cần khởi động kỹ trước khi thi đấu để tránh chấn thương
Cần khởi động kỹ trước khi thi đấu để tránh chấn thương

Một số câu hỏi liên quan đến thi công sân cầu lông ngoài trời

Có cần phải có kinh nghiệm xây dựng để thi công sân cầu lông không?

Không bắt buộc người thi công phải có kinh nghiệm tuy nhiên nếu có kinh nghiệm sẽ giúp sân cầu lông đạt được chất lượng cao, tránh được việc thi công quá lâu, đảm bảo thời gian thi công hoàn thành nhanh nhất và chính xác nhất. Ngoài ra bạn có thể liên hệ các nhà thầu chuyên thi công sân cầu lông ngoài trời như Tín Phát Sports để đảm bảo tính chuẩn xác và chất lượng công trình.

Thời gian hoàn thành dự án thi công sân cầu lông ngoài trời là bao lâu?

Thời gian hoàn thành dự án thi công sân cầu lông ngoài trời phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của dự án. Thông thường, quá trình thi công có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Làm thế nào để bảo dưỡng và duy trì sân cầu lông ngoài trời?

Bảo dưỡng và duy trì sân cầu lông ngoài trời bao gồm việc vệ sinh định kỳ, kiểm tra và bảo trì như lớp sơn, đường kẻ, sàn và hệ thống đèn chiếu sáng. Đồng thời, cần tuân thủ các hướng dẫn của đội ngũ thi công để đảm bảo sân luôn trong tình trạng tốt nhất.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết được chia sẻ đến bạn những thông tin về quy trình thi công sân cầu lông ngoài trời đúng tiêu chuẩn. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *