Kích thước sân bóng chuyền hơi và cách vẽ đúng tiêu chuẩn thi đấu

Bóng chuyền hơi là một trong những môn thể thao được mọi người ưa chuộng đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Nhưng để đảm bảo trận đấu diễn ra một cách đúng luật lệ, chúng ta cần một sân thi đấu có kích thước phù hợp. Cùng Tín Phát Sports tìm hiểu về kích thước sân bóng chuyền hơi và cách vẽ đúng tiêu chuẩn thi đấu qua bài viết bên dưới nhé!

Kích thước sân bóng chuyền hơi tiêu chuẩn

Theo Luật bóng chuyền của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam thì kích thước tiêu chuẩn của sân bóng chuyền hơi tổng thể được quy định cụ thể là chiều dài 12m, chiều rộng 6m. Đồng thời, xung quanh sân phải rộng ít nhất 2m về tất cả mọi phía được gọi là khu vực tự do.

Bên cạnh đó, luật chơi bóng chuyền hơi còn quy định về lưới. Cụ thể, lưới sử dụng trong thi đấu thường dài 7m và rộng 1m, với các ô lưới hình vuông có cạnh 10cm.

Kích thước tiêu chuẩn của sân bóng chuyền hơi tổng thể được quy định cụ thể là chiều dài 12m, chiều rộng 6m
Kích thước tiêu chuẩn của sân bóng chuyền hơi tổng thể được quy định cụ thể là chiều dài 12m, chiều rộng 6m

Diện tích sân bóng chuyền hơi tiêu chuẩn

Diện tích sân bóng chuyền hơi tiêu chuẩn được tính theo công thức: Chiều dài X Chiều rộng với kích thước được tính cụ thể như sau:

  • Chiều dài: Chiều dài sân + 2 làn sân tự do (tối thiểu 2m) = 12m + 2 x 2m = 16m
  • Chiều rộng: Chiều rộng sân + 2 làn sân tự do (tối thiểu 2m) = 6m + 2 x 2m = 10m
  • Diện tích sân thi đấu: Chiều dài sấn x Chiều rộng sân = 12m x 6m = 72 m2
  • Diện tích sân tổng thể bao gồm cả làn sân tự do xung quanh: 16m x 10m = 160m2
Diện tích sân bóng chuyền hơi tiêu chuẩn bao gồm cả làn sân tự do là 160m2
Diện tích sân bóng chuyền hơi tiêu chuẩn bao gồm cả làn sân tự do là 160m2

Chiều cao tiêu chuẩn của lưới trong bóng chuyền hơi

Lưới giăng trong luật thi đấu bóng chuyền hơi cũng được quy định độ cao đối với từng đối tượng, cụ thể như sau:

  • Đối với bóng chuyền hơi nam: Lưới được giăng trên độ cao 2.2m so với mặt đất.
  • Đối với bóng chuyền hơi nữ: Lưới được giăng trên độ cao 2m so với mặt đất.

Tuy nhiên, để phù hợp với sức khỏe cũng như sự linh hoạt của người cao tuổi khi tham gia môn thể thao này, lưới được giăng thấp hơn tiêu chuẩn 20cm đối với từng đối tượng, cụ thể là 2m đối với nam và 1m8 đối với nữ.

Lưới giăng trong luật thi đấu bóng chuyền hơi cũng được quy định độ cao đối với từng đối tượng
Lưới giăng trong luật thi đấu bóng chuyền hơi cũng được quy định độ cao đối với từng đối tượng

Quy định các khu trên sân bóng chuyền hơi

Sân thi đấu bóng chuyền hơi được quy định làm nhiều khu vực. Mỗi khu vực đều có những quy định nhất định. Người chơi phải nắm rõ để tránh mắc sai lầm trong khi thi đấu, bao gồm:

  • Khu trước: Đây là nơi diễn và các pha tấn công và ghi điểm của trận đấu. Khu vực này rộng 2m, nằm giữa đường giữa sân và đường giới hạn.
  • Khu phát bóng: Đây là nơi bắt đầu mỗi lượt chơi, người phát bóng sẽ đưa bóng vào trận đấu. Khu này có chiều rộng 6m, được giới hạn bởi hai đường thẳng dài 15cm và sau đường biên ngang 20cm vuông góc với đường cầu môn
  • Khu thay người: Khu vực này nằm bên cạnh băng ghế vận động viên. Khu được giới hạn bởi hai đường tấn công kéo dài đến bàn thư ký.
  • Khu khởi động: Khu vực có kích thước 3m x 3m nằm ở bốn góc sân.
  • Khu phạt: Khu vực này nằm ở vị trí phía sau băng ghế ngồi của mỗi đội.
Sân thi đấu bóng chuyền hơi được quy định làm nhiều khu vực
Sân thi đấu bóng chuyền hơi được quy định làm nhiều khu vực

Tiêu chuẩn sân bóng chuyền hơi

Đường kẻ trên sân bóng chuyền hơi

Đường biên ngang và đường biên dọc

Các đường biên ngang và đường biên dọc trên sân thi đấu bóng chuyền hơi có tác dụng đánh dấu giới hạn của sân đấu. Đường này giúp xác định phạm vi chơi và đảm bảo trận đấu diễn ra trong giới hạn an toàn. Đường biên ngang nằm ngang qua sân ở hai đầu sân, còn đường biên dọc thì nằm dọc ở hai mép sân.

Các đường biên ngang và đường biên dọc có tác dụng đánh dấu giới hạn của sân đấu
Các đường biên ngang và đường biên dọc có tác dụng đánh dấu giới hạn của sân đấu

Đường giữa sân

Đường giữa sân là đường chia sân đấu thành hai khu vực cho từng đội. Đường giữa sân giúp phân chia khu vực và hỗ trợ trong việc xác định vị trí của người chơi trong trận đấu.

Đường giữa sân là đường chia sân đấu thành hai khu vực cho từng đội
Đường giữa sân là đường chia sân đấu thành hai khu vực cho từng đội

Đường tấn công

Đường tấn công là hai đường được kẻ song song với đường giữa sân ở mỗi bên sân. Đường này giúp sân bóng chuyền hơi trở nên rõ ràng và đảm bảo tính công bằng trong việc thi đấu. Khoảng cách từ mép sau của đường tấn công tới trục của đường giữa được quy định là 2m. Đường tấn công giúp xác định vùng mà các người chơi có thể thực hiện các pha tấn công và ghi điểm.

Chiều cao lưới

Lưới bóng chuyền được căng ngang giữa sân và tùy vào đối tượng thi đấu mà sẽ có độ cao giăng khác nhau để phù hợp với sức khỏe của người tham gia:

  • Đối với người trẻ tuổi: Lưới được giăng cao 2m2 đối với nam và 2m đối với nữ.
  • Đối với người cao tuổi: Lưới được giăng cao 2m đối với nam và 1m8 đối với nữ
Đối với người cao tuổi, lưới được giăng thấp hơn tiêu chuẩn thông thường
Đối với người cao tuổi, lưới được giăng thấp hơn tiêu chuẩn thông thường

Cấu tạo lưới

Lưới bóng chuyền hơi đạt chuẩn phải có màu sẫm, chiều dài từ 7m, rộng 1m. Lưới được đan thành các ô vuông có kich thước 10cm x 10cm. Viền mép trên lưới là một băng vải trắng gấp lại rộng 5cm với hai đầu có hai lỗ nhằm luồn dây để buộc với cọc lưới.

Luồn một dây cáp mềm bên trong băng vải trắng tới cọc lưới hai bên. Viền mép dưới có một băng vải trắng gấp lại rộng 5cm để luồn dây giống với viền mép trên giúp giữ căng lưới.

Lưới bóng chuyền hơi đạt chuẩn phải có màu sẫm, chiều dài từ 7.5 - 8m, rộng 1m
Lưới bóng chuyền hơi đạt chuẩn phải có màu sẫm, chiều dài từ 7.5 – 8m, rộng 1m

Băng giới hạn lưới

Băng giới hạn lưới là hai băng trắng dài 1m và rộng 5cm. Băng được đặt ở hai bên đầu dưới thẳng góc với giao điểm của đường giữa sân và đường biên dọc.

Ăng ten

Ăng ten là phần thanh tròn dài dẻo có đường kính 10mm, dài 1.8m. Chúng được chế tác từ sợi thủy tinh hoặc chất liệu tương tự. Ăng ten nằm ở vị tri cao hơn lưới 80cm buộc chặt sát bên mép ngoài mỗi băng giới hạn và đối nhau.

Ăng ten là phần thanh tròn dài dẻo có đường kính 10mm, dài 1.8m được chế tác từ sợi thủy tinh
Ăng ten là phần thanh tròn dài dẻo có đường kính 10mm, dài 1.8m được chế tác từ sợi thủy tinh

Cột lưới

Cột lưới trong sân thi đấu bóng chuyền hơi là cột tròn, nhẵn được cố định chặt xuống đất. Bạn không được phép sử dụng cột lưới có các dụng cụ phụ trợ nguy hiểm. Cột phải được đặt ở gần đường biên dọc từ 0.5 – 1m, cao 2.3m.

Quả bóng chuyền hơi thi đấu

Bóng chuyền hơi phải là bóng tròn được hoàn thiện từ chất liệu cao su mềm, màu vàng đồng nhất. Chúng chu vi: 80 – 83cm và khối lượng: 100 – 120gram

Độ nảy của bóng là yếu tố quan trọng để xác định độ căng phù hợp. Để kiểm tra, bạn nâng quả bóng lên cao 1 mét so với mặt sân (tính từ đáy bóng). Sau đó, thả cho bóng rơi tự do. Nếu bóng nảy lên đạt độ cao 40cm (tính từ mặt sân đến đỉnh bóng) thì độ căng của bóng đạt chuẩn.

Bóng chuyền hơi phải là bóng tròn được hoàn thiện từ chất liệu cao su mềm
Bóng chuyền hơi phải là bóng tròn được hoàn thiện từ chất liệu cao su mềm

Mặt sân

Quy định về mặt sân trong bóng chuyền hơi bắt buộc phải là mặt phẳng trơn láng. Trong phạm vi quanh sân cách ít nhất 5m không được có vật cản. Đồng thời, khoảng không trên khu vực thi đấu ít nhất 5m cũng không được có vật cản để quá trình thi đấu diễn ra an toàn.

Cách vẽ sân bóng chuyền hơi tiêu chuẩn

Trước khi vẽ sân, người dùng cần chuẩn bị cụ thể những yếu tố sau đây:

  • Một mặt sân phẳng có kích thước nhỏ nhất là 12 x 6m (dài x rộng). Và khoảng trống xung quanh sân ít nhất rộng 2m về tất cả mọi phía.
  • Một thước dây có chiều dài 30m trở lên.
  • Một vài cuộn băng dính có thể dán được trên nền sân.
  • Một xô nước vôi hoặc sơn.
  • Một con lăn sơn loại bé hoặc cây chổi quét sơn loại bé.
Người chơi có thể tự vẽ sân chơi bóng chuyền hơi bằng những vật dụng đơn giản
Người chơi có thể tự vẽ sân chơi bóng chuyền hơi bằng những vật dụng đơn giản

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các yếu tố này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Xác định được trọng tâm mặt phẳng sân bằng cách nối hai đường chéo của hai góc hình chữ nhật. Chúng cắt nhau ở đâu đó là trọng tâm của sân thi đấu.
  • Bạn tiến hành đo đạt đúng kích thước của sân bóng chuyền và xác định vị trí đặt cột lưới.
  • Bạn dùng thước đo để vẽ đường giữa sân và đường tấn công như mô hình sân bóng chuyền hơi. Vi độ rộng của vạch kẻ sân tương đối rộng, bạn nên dùng bút đánh dấu vị trí góc ngoài và trong.
  • Cuối cùng, bạn dùng băng dính, dán vào 2 mép bên của đường. Sau đó, bạn dùng con lăn để lăn sơn hoặc nước vôi đẩy dọc theo để hoàn thiện sân.

Đối với các sân thi đấu chuyên nghiệp, bạn cần phải tuân thủ đúng quy định về sân bóng chuyền hơi để đảm bảo tính an toàn và công bằng, do đó nếu không có chuyên môn trong lĩnh vực này bạn có thể liên hệ các nhà thầu xây dựng uy tín để được hỗ trợ trọn gói dịch vụ. Hiện tại, Tín Phát Sports đã cung cấp dịch vụ thi công sân bóng chuyền chuyên nghiệp và nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin Tín Phát Sports đã cung cấp cho bạn để bạn có thể hiểu rõ hơn về kích thước của sân bóng chuyền hơi cũng như cách vẽ sân đạt tiêu chuẩn thi đấu. Hãy liên hệ với chúng tôi qua website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *