Kích thước sân bóng chuyền bãi biển theo tiêu chuẩn thi đấu

Trước khi muốn chơi bóng chuyền bãi biển chuyên nghiệp, bạn cần nắm rõ kích thước sân thi đấu. Vậy kích thước sân bóng chuyền bãi biển theo tiêu chuẩn thi đấu là bao nhiêu bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Tín Phát Sports tìm hiểu chi tiết về kích thước sân bóng chuyền bãi biển theo tiêu chuẩn thi đấu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Kích thước sân bóng chuyền bãi biển đúng tiêu chuẩn

Sân bóng chuyền bãi biển có hình chữ nhật với kích thước tiêu chuẩn là chiều dài 16m và chiều rộng 8m. Sân được bao quanh bởi một khoảng trống tối thiểu là 3m ở tất cả các phía, đảm bảo an toàn cho vận động viên khi thi đấu. Ngoài ra, chiều cao tối thiểu từ mặt sân đến trần nhà hoặc vật cản là 7m, giúp bóng bay tự do mà không bị cản trở.

Bên cạnh đó, sân bóng chuyền bãi biển còn có những quy định về các vạch kẻ cơ bản trên sân như:

  • Kích thước của sân được giới hạn bằng 2 đường biên ngang và 2 đường biên dọc.
  • Sân bóng chuyền bãi biển không có đường giữa sân.
  • Các đường biên của sân phải rộng từ 5 – 8cm.
  • Màu sắc đường biên phải tương phản với màu cát.
  • Đường biên được làm bằng băng vải bền và dây neo mềm, đàn hồi tốt.
  • Khu phát bóng phải nằm sau đường biên ngang và nằm giữa phần kéo dài của hai đường biên dọc đến hết khu vực tự do.
Kích thước sân bóng chuyền bãi biển đúng tiêu chuẩn là chiều dài 16m và chiều rộng 8m
Kích thước sân bóng chuyền bãi biển đúng tiêu chuẩn là chiều dài 16m và chiều rộng 8m

Các quy định về sân bóng chuyền bãi biển

Quy định về mặt sân

Mặt sân bóng chuyền bãi biển phải là cát, được san bằng phẳng, không có đá sỏi hay vật cản nguy hiểm cho người chơi. Cát phải có chất lượng tốt, đủ mịn và được sàng lọc theo kích thước nhất định, không quá thô, không lẫn đá, vật gây nguy hiểm, cũng không quá nhỏ gây bụi bám da (đối với thi đấu FIVB). Bên cạnh đó, bề mặt sân bóng chuyền bãi biển cũng không quá cứng hoặc quá lún, đảm bảo độ nảy bóng và an toàn cho vận động viên di chuyển.

Đối với thi đấu FIVB, độ dày của lớp cát tối thiểu phải là 40cm, đảm bảo sự ổn định cho mặt sân. Trong trường hợp trời mưa, cần trang bị thêm tấm vải nhựa để che phủ toàn bộ mặt sân, tránh cát bị ướt và ảnh hưởng đến chất lượng trận đấu. Lưu ý mặt sân cần được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo độ bằng phẳng và an toàn cho người chơi. Ngoài ra, trước mỗi trận đấu, cần làm phẳng mặt sân và loại bỏ các vật cản, chướng ngại vật.

Mặt sân bóng chuyền bãi biển phải là cát, được san bằng phẳng, không có đá sỏi
Mặt sân bóng chuyền bãi biển phải là cát, được san bằng phẳng, không có đá sỏi

Quy định về lưới và cột lưới

Lưới sân bóng chuyền

Lưới bóng chuyền bãi biển được căng ngang giữa sân, chia sân thành hai phần bằng nhau. Lưới bóng chuyền bãi biển phải có chiều dài là 9,5m và chiều rộng là 1m (có thể sai số ± 3cm), được đo từ tâm sân. Lưới được làm bằng các mắt lưới có hình vuông màu đen với kích thước các cạnh là 10cm.

Bên cạnh đó, để phù hợp với thể lực của vận động viên nam và nữ, chiều cao của lưới cũng được quy định khác nhau. Đối với nam, lưới được căng ở độ cao 2.43m tính từ mặt sân, trong khi ở nội dung của nữ, chiều cao lưới là 2.24m. Chiều cao lưới được đo chính xác bằng thước đo lưới tại vị trí chính giữa sân. Hai đầu lưới (cắt các đường biên dọc) phải đảm bảo có cùng chiều cao và không được chênh lệch quá 2cm so với quy định.

Thông thường, các mép lưới đều có màu trắng hoặc màu xanh thẳm, có chiều rộng khoảng 5 – 8cm chạy dọc theo mép trên và mép dưới lưới. Để giữ lưới được căng, bên trong băng vải trên lưới sẽ có một sợi dây cáp mềm và băng vải dưới lưới có một sợi dây thừng nhỏ giúp cột chặt lưới vào 2 bên cột.

Lưới sân bóng chuyền phải có chiều dài là 9,5m và chiều rộng là 1m (có thể sai số ± 3cm)
Lưới sân bóng chuyền phải có chiều dài là 9,5m và chiều rộng là 1m (có thể sai số ± 3cm)

Băng giới hạn

Sân bóng chuyền bãi biển thường được giới hạn bởi những dải băng gọi là băng giới hạn, tạo thành một hình chữ nhật rõ ràng. Băng giới hạn có chiều rộng 5 – 8 cm tương đương với đường biên, thường được làm từ vải bạt hoặc nylon chắc chắn, có màu sắc nổi bật như đỏ, vàng, xanh… để dễ dàng phân biệt với mặt sân cát. Các dải băng được căng thẳng và cố định chắc chắn xuống cát bằng chốt hoặc móc, đảm bảo không bị xê dịch trong suốt trận đấu.

Mục đích của băng giới hạn là đánh dấu ranh giới hợp lệ cho quả bóng khi giao bóng hoặc tấn công. Một điều đặc biệt là các nhà tài trợ có thể quảng cáo thương hiệu của họ trên băng giới hạn này.

Băng giới hạn có chiều rộng 5 - 8 cm tương đương với đường biên
Băng giới hạn có chiều rộng 5 – 8 cm tương đương với đường biên

Ăng-ten

Ăng-ten là hai thanh tròn nhỏ, dẻo dai thường được nhìn thấy ở hai bên lưới bóng chuyền bãi biển. Chúng được làm từ sợi thủy tinh hoặc vật liệu tương tự, có đường kính 10mm và chiều dài 1.8m. Trên ăng-ten được sơn xen kẽ các vạch màu tương phản nhau, mỗi vạch dài 10cm, màu sắc thường được sử dụng là đỏ và trắng.

Bên cạnh đó, ăng-ten được gắn cố định vào mép ngoài của hai dải băng biên, thẳng đứng với lưới và cao hơn mép trên lưới 80cm. Chúng đóng vai trò như một phần mở rộng của lưới theo chiều thẳng đứng, giúp trọng tài dễ dàng xác định bóng có đi ra ngoài sân hay không. Bóng chạm ăng-ten hoặc khoảng không gian bên ngoài ăng-ten đều được tính là bóng ngoài.

Ăng-ten được gắn cố định vào mép ngoài của hai dải băng biên
Ăng-ten được gắn cố định vào mép ngoài của hai dải băng biên

Cột lưới

Hai cột lưới giúp căng lưới bóng chuyền, tạo thành khung thành cho trận đấu. Cột lưới được yêu cầu làm từ vật liệu chắc chắn, có thể chịu được sức căng của lưới và sức gió trên bãi biển. Chất liệu thường được sử dụng là nhôm hoặc thép, được xử lý chống gỉ sét.

Cột lưới có bề mặt tròn, nhẵn, đường kính không quá 10 cm. Chúng được đặt cố định bên ngoài sân chơi, cách đường biên dọc từ khoảng 70 – 100cm về mỗi phía, đảm bảo lưới căng đều và không bị võng xuống. Có lưới có chiều cao tiêu chuẩn là 2.55m, tuy nhiên cột lưới có thể điều chỉnh được để phù hợp với chiều cao lưới theo quy định cho nam (2.43m) hoặc nữ (2.24m).

Cột lưới có bề mặt tròn, nhẵn, đường kính không quá 10 cm
Cột lưới có bề mặt tròn, nhẵn, đường kính không quá 10 cm

Điểm khác biệt giữa bóng chuyền bãi biển và trong nhà

Mặc dù cùng là bóng chuyền, nhưng bóng chuyền bãi biển và trong nhà có nhiều điểm khác biệt thú vị. Chẳng hạn như:

  • Kích thước sân bãi biển nhỏ hơn (16m x 8m) so với sân trong nhà (18m x 9m) và không có vạch tấn công 3m, mỗi đội chỉ có 2 vận động viên thay vì 6 như bóng chuyền trong nhà. Đặc biệt, bóng chuyền bãi biển không có cầu thủ dự bị.
  • Sân bóng chuyền bãi biển sẽ được thi đấu trên mặt cát (biển hoặc nhân tạo), thay vì sân cứng trong nhà. Chính vì thế, các vận động viên sẽ được phép chơi chân trần.
  • Về cách tính điểm, trận đấu bóng chuyền bãi biển sẽ gồm 3 set, mỗi set thi đấu đến 21 điểm, đội nào đạt 21 điểm trước và hơn đối thủ 2 điểm sẽ chiến thắng set đó, đội thắng 2 set trước sẽ giành chiến thắng chung cuộc. Ngoài ra, trong 3 set thi đấu, set thứ 3 (set quyết định), điểm số chỉ được tính đến 15 điểm.
  • Bên cạnh đó, luật chơi của bóng chuyền bãi biển cũng khác so với trong nhà khi cú chắn bóng trên lưới được tính là một trong ba lần chạm bóng hợp lệ và không được phép chạm bóng bằng lòng bàn tay. Vận động viên được phép di chuyển sang phần sân đối phương qua khu vực dưới lưới, miễn là không ảnh hưởng đến đối thủ. Hai đội đổi sân sau mỗi 7 điểm, thay vì mỗi set như bóng chuyền trong nhà.
  • Đặc biệt, bóng chuyền bãi biển sẽ không có vị trí libero (vị trí phòng thủ) và huấn luyện viên không được phép có mặt trên sân thi đấu.
Điểm khác biệt giữa bóng chuyền bãi biển và trong nhà
Điểm khác biệt giữa bóng chuyền bãi biển và trong nhà

Xem thêm:

Vừa rồi là bài viết về kích thước sân bóng chuyền bãi biển theo đúng tiêu chuẩn thi đấu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *