Hướng dẫn kỹ thuật phông cầu chuẩn xác, hiệu quả

Phông cầu (hay còn gọi là lốp cầu) là kỹ thuật cơ bản nhưng lại cực kỳ quan trọng trong cầu lông. Kỹ thuật này giúp bạn đưa cầu về phần sân đối phương một cách hiệu quả, tạo ra thế chủ động và cơ hội tấn công. Chính vì thế, bài viết này, Tín Phát Sports sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện kỹ thuật phông cầu chuẩn xác và hiệu quả, giúp bạn nâng cao kỹ năng chơi cầu lông của mình.

Giới thiệu về kỹ thuật phông cầu

Phông cầu, hay còn gọi là lốp cầu, là kỹ thuật cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong cầu lông. Đây là động tác dùng vợt đánh cầu theo đường vòng cung để đưa cầu về phía cuối phần sân của đối phương. Kỹ thuật phông cầu được thực hiện bằng cách cầm vợt một cách thoải mái, xoay cổ tay nhẹ nhàng để vợt vung theo đường cong và đánh vào cầu khi nó đang rơi xuống. Lực và góc đánh sẽ quyết định quỹ đạo bay của cầu.

Phông cầu có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế chủ động, giúp bạn đưa cầu về cuối sân đối phương, tạo khoảng trống ở khu vực lưới hoặc câu giờ để người chơi có thời gian chuẩn bị cho pha cầu tiếp theo. Phông cầu thường được sử dụng nhiều trong đánh đơn.

Người chơi có thể sáng tạo nhiều biến thể của kỹ thuật này để buộc đối phương phải di chuyển nhiều trên sân. Trong đánh đôi, phông cầu chỉ được dùng để trả cầu khi bị dồn vào thế bị động, vì nó đồng nghĩa với việc tạo cơ hội tấn công cho đối phương.

Giới thiệu về kỹ thuật phông cầu
Giới thiệu về kỹ thuật phông cầu

Cách cầm vợt đúng chuẩn khi thực hiện kỹ thuật phông cầu

Để thực hiện tốt kỹ thuật phông cầu, nắm vững cách cầm vợt đúng là điều vô cùng quan trọng. Cầm vợt đúng cách giúp người chơi cảm thấy thoải mái, phát lực hiệu quả và kiểm soát đường cầu tốt hơn.

Khi thực hiện phông cầu, người chơi nên sử dụng cách cầm vợt thuận tay cơ bản:

  • Dùng tay không thuận giữ thân vợt sao cho mặt vợt vuông góc với mặt sân.
  • Sau đó, dùng tay thuận vuốt nhẹ từ mặt vợt xuống giữa cán vợt, lòng bàn tay xòe ra.
  • Cuối cùng, nắm lòng bàn tay một cách tự nhiên quanh cán vợt, ngón trỏ và ngón cái tạo thành chữ V trên cán vợt, các ngón còn lại ôm lấy thân vợt một cách thoải mái.
Cách cầm vợt đúng chuẩn khi thực hiện kỹ thuật phông cầu
Cách cầm vợt đúng chuẩn khi thực hiện kỹ thuật phông cầu

Các loại kỹ thuật phông cầu chính hiện nay

Kỹ thuật phông cầu có thể được chia thành 2 loại:

  • Phông cầu tấn công: Được sử dụng khi người chơi đã đoán được đường cầu và đối phương có xu hướng di chuyển lên lưới. Cần đánh cầu tốc độ nhanh, góc dốc, đường cầu không quá cao nhưng đi xa để đối thủ không kịp phản ứng. Mục đích chính của việc đánh cầu nhanh là tạo thế bị động cho đối thủ, khiến họ phải trả cầu khó khăn. Để thực hiện, bạn cần vung vợt thiệt nhanh và dứt khoát hơn, tiếp xúc cầu sớm hơn khi cầu còn cao, tạo ra quỹ đạo bay thấp và khó đoán.
  • Phông cầu phòng thủ: Được thực hiện trong trường hợp người chơi bị động, bị dồn về cuối sân và chưa kịp vào tư thế chuẩn bị. Khi thực hiện, bạn cần dùng sức đánh cầu thật cao và thật xa để cầu rơi xuống chậm về phía cuối sân, mục đích là tạo thời gian cho người chơi di chuyển về giữa sân và chuẩn bị cho pha cầu tiếp theo. Cách thực hiện kỹ thuật này là vung vợt chậm và cao hơn, tiếp xúc cầu muộn hơn khi cầu đã bắt đầu rơi xuống, tạo ra quỹ đạo bay cao và sâu.
Các loại kỹ thuật phông cầu chính hiện nay
Các loại kỹ thuật phông cầu chính hiện nay

Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật phông cầu chi tiết

Giai đoạn chuẩn bị

  • Tư thế đứng: Hai chân rộng bằng vai, mũi chân hướng về phía trước, đầu gối hơi chùng, giữ trọng tâm dồn đều lên hai chân để tạo thế vững vàng, linh hoạt.
  • Vị trí: Đứng cách vạch cuối sân khoảng 1 – 2m, tùy thuộc vào vị trí của cầu và tốc độ của đối thủ. Xoay người sang hướng cầu bay đến để tạo thế thuận lợi cho cú đánh.
  • Cách cầm vợt: Cầm vợt thoải mái, không quá chặt. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ “V” trên cán vợt, các ngón còn lại giữ nhẹ nhàng xung quanh cán vợt. Cầm vợt như thế sẽ giúp bạn linh hoạt và kiểm soát vợt tốt hơn.
  • Quan sát cầu: Dùng mắt theo dõi kỹ quỹ đạo của cầu, dự đoán điểm rơi của cầu để xác định vị trí và lực đánh. Luôn giữ ánh mắt tập trung vào cầu để có thể phản ứng kịp thời.

Giai đoạn vung vợt

  • Động tác: Vung vợt từ phía sau ra trước, kéo căng cánh tay cầm vợt về phía sau càng xa càng tốt, giữ cổ tay cố định để đảm bảo độ chính xác cho cú đánh. Tăng dần tốc độ vung vợt khi vợt di chuyển về phía trước, tạo lực cho cú đánh.
  • Góc độ: Vung vợt theo một góc khoảng 45 độ so với mặt sân, tạo ra quỹ đạo bay phù hợp để đưa cầu về cuối sân đối phương.
  • Quỹ đạo: Quỹ đạo vung vợt tạo thành một đường cong nhẹ, giúp bạn kiểm soát lực và góc đánh tốt hơn, tránh tình trạng đánh cầu quá mạnh hoặc quá yếu.
  • Lực vung: Điều chỉnh lực vung vợt phù hợp với khoảng cách và vị trí của cầu. Nếu cầu ở gần, bạn cần vung vợt nhẹ nhàng để kiểm soát cầu. Trường hợp cầu ở xa, bạn cần vung vợt mạnh mẽ để tạo đủ lực đưa cầu về cuối sân đối phương.
Giai đoạn vung vợt
Giai đoạn vung vợt

Giai đoạn tiếp xúc cầu

  • Điểm tiếp xúc: Tiếp xúc cầu bằng mặt vợt khi cầu ở phía trước mặt và cao hơn đầu một chút. Điều này giúp bạn tạo ra lực đánh mạnh mẽ và đưa cầu về cuối sân đối phương một cách chính xác.
  • Lực đánh: Tập trung lực đánh vào phần đuôi cầu sẽ giúp bạn tạo ra lực xoáy, khiến cầu bay theo quỹ đạo khó đoán và khó đỡ hơn.

Giai đoạn trả vợt

Sau khi tiếp xúc cầu, thu vợt về nhanh chóng, theo hướng ngược lại với tay thuận và trở về tư thế chuẩn bị ban đầu, hướng cơ thể về phía trước. Động tác này giúp bạn duy trì cân bằng, giữ trọng tâm và sẵn sàng cho tình huống tiếp theo của trận đấu.

Giai đoạn trả vợt
Giai đoạn trả vợt

Những lỗi thường gặp khi thực hiện kỹ thuật phông cầu

Kỹ thuật phông cầu tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều lỗi sai có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của cú đánh. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi thực hiện kỹ thuật phông cầu:

  • Cầm vợt sai: Lỗi này thường xảy ra khi người chơi cầm vợt quá chặt, không thoải mái, khiến cho động tác vung vợt bị cứng nhắc, thiếu linh hoạt và khó điều khiển cầu. Hậu quả là cú phông cầu thiếu chính xác, thiếu lực và dễ bị đối thủ đoán trước.
  • Vung vợt hẹp: Khi người chơi vung vợt không đủ rộng, khiến cho quỹ đạo bay của cầu bị hạn chế, thiếu sức mạnh và dễ bị đối thủ bắt bài. Chính vì thế, cú phông cầu bị thiếu uy lực, dễ bị đối thủ bắt bài và khó tạo ra thế tấn công.
  • Tiếp xúc cầu không chính xác: Trường hợp này diễn ra khi người chơi tiếp xúc cầu không đúng vị trí, không đủ lực, khiến cho cầu không bay đúng hướng hoặc không đạt đủ tốc độ, dẫn đến cú phông cầu thiếu chính xác, thiếu lực và dễ bị đối thủ đón đánh.
  • Thiếu tập trung khi thực hiện động tác: Điều này khiến cho cú phông cầu bị thiếu chính xác và dễ bị đối thủ đoán trước.
  • Cơ bắp chưa linh hoạt: Dẫn đến cảm giác đánh cầu không mạnh. Cần tập luyện thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp.
Những lỗi thường gặp khi thực hiện kỹ thuật phông cầu
Những lỗi thường gặp khi thực hiện kỹ thuật phông cầu

Thi công sân cầu lông chất lượng với Tín Phát Sports

Dịch vụ thi công sân cầu lông chất lượng cao, uy tín tại Tín phát Sports

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công sân thể thao, trong đó sân cầu lông là một trong những thế mạnh của chúng tôi. Tín Phát Sports tự hào là đơn vị đã hoàn thành hơn 3.000 dự án trên toàn quốc. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về công nghệ và quy trình thi công, Tín Phát Sports cam kết sẽ mang đến cho khách hàng thiết kế sân cầu lông chất lượng và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Xem chi tiết quy trình và dịch vụ thi công sân cầu lông tại Tín Phát Sports!

Gọi ngay 093 323 8086 Để lại thông tin để được tư vấn
Thi công sân bóng cầu lông chất lượng với Tín Phát Sport
Thi công sân bóng cầu lông chất lượng với Tín Phát Sport

Xem thêm:

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết kỹ thuật phông cầu trong cầu lông một cách hiệu quả và chuẩn xác nhất. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *