Điền kinh là gì? Lịch sử hình thành và các phân loại môn điền kinh phổ biến

Điền kinh là môn thể thao phổ biến tại các kỳ Olympic, đây là một bộ môn thể thao không còn xa lạ với nhiều người nhưng lịch sử hình thành môn thể thao điền kinh và phân loại các môn điền kinh trong thi đấu thì ít ai nắm rõ thông tin này. Hãy cùng Tín Phát Sports tìm hiểu điền kinh là gì, gồm những môn thi đấu nào nhé!

Điền kinh là gì?

Khái niệm bộ môn điền kinh

Điền kinh là một môn thể thao tập hợp những hoạt động vận động cơ bản của con người như đi, chạy, nhảy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh là từ dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân và trên đường chạy vòng bên ngoài của sân.

Ngày nay, điền kinh vẫn luôn là một trong những môn thể thao được yêu thích và thi đấu rất rộng rãi không chỉ tại mỗi kỳ Olympic mà còn được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới vì lợi ích của môn thể thao này mang lại rất lớn dành cho sức khỏe con người.

Điền kinh là môn thể thao tốt cho sức khỏe con người
Điền kinh là gì luôn là câu hỏi được nhiều người yêu thể thao quan tâm

Đặc điểm của môn điền kinh

Điền kinh là môn thể thao tập hợp hết các hoạt động vận động thể chất của con người. Ngoài ra, điền kinh cũng là môn thể thao khá thú vị, hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm của môn thể thao này, cụ thể:

  • Tính đa dạng: Gồm nhiều môn thi đấu kết hợp, phong phú, phù hợp với sở thích, thể chất của mỗi người.
  • Tính đối kháng: Các vận động viên khi thi đấu sẽ tạo nên sức hấp dẫn, kịch tính và cạnh tranh quyết liệt để đạt thành tích tốt nhất.
  • Tính kỷ luật: Vận động viên tham gia điền kinh phải tuân thủ đúng luật lệ của các môn thi đấu, chăm chỉ luyện tập để duy trì thể trạng tốt nhất.
  • Phổ biến rộng rãi: Được yêu thích và tập luyện trên toàn thế giới cũng như nhiều giải đấu được tổ chức với nhiều quy mô từ lớn đến nhỏ.
Điền kinh có nhiều đặc điểm giúp môn thể thao này trở nên thú vị
Điền kinh có nhiều đặc điểm giúp môn thể thao này trở nên thú vị

Lịch sử hình thành và phát triển của điền kinh

Thời cổ đại

Theo các ghi chép lịch sử về điền kinh, các cuộc thi đấu điền kinh đã xuất hiện kể từ thời cổ đại, khoảng năm 2250 TCN, nhiều hình ảnh, tượng điêu khắc được khắc và vẽ lại trong những ngôi mộ cổ của người Ai Cập cổ và người Hy Lạp cổ.

Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho rằng điền kinh là môn thể thao được tổ chức trong các dịp lễ hội lớn, là một phần không thể thiếu trong văn hóa và nghi thức tôn giáo của người Hy Lạp cổ.

Năm 776, Thế vận hội lần đầu tiên được tổ chức với nội dung tranh giải duy nhất là chạy dài vòng quanh sân vận động. Về sau, các bộ môn thi đấu điền kinh mới dần dần được thêm vào nhằm tạo nên sự đa dạng hơn, tạo thành các môn phối hợp gồm nhảy xa, nhảy cao và ném đá.

Hình minh họa điền kinh được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Ai Cập cổ
Hình minh họa điền kinh được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Ai Cập cổ

Thời hiện đại

Đến thời hiện đại, từ năm 1849 đến nay, các cuộc thi điền kinh trên thế giới luôn diễn ra liên tục, với quy mô từ lớn đến nhỏ khác nhau. Ban đầu, điền kinh chỉ là môn thể thao phong trào nhưng sau đó đã được đưa vào thi đấu chuyên nghiệp và thành lập những Hiệp hội điền kinh nghiệp dư.

Đến năm 1896 thì bộ môn điền kinh mới chính thức được thêm vào khuôn khổ Thế vận hội Olympic, tuy nhiên khi ấy, điền kinh chỉ có thể thức thi đấu dành cho nam mà vẫn chưa có những cuộc thi điền kinh dành cho nữ. Mãi đến 32 năm sau, các nội dung điền kinh nữ cũng được bổ sung, qua đó tạo thêm sân chơi vô cùng hấp dẫn cho các vận động viên.

Tầm quan trọng của điền kinh tiếp tục thể hiện khi nó trở thành một phần của Olympic dành cho người khuyết tật ngay trong năm đầu tổ chức. Hiện nay, Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn Điền kinh vẫn luôn hoạt động rất tích cực. Họ cũng đồng thời là đơn vị đứng sau thành lập nên Giải vô địch điền kinh thế giới ngoài trời.

Hình ảnh vận động viên điền kinh đang thực hiện môn nhảy xa tại Olympic 2020
Vận động viên điền kinh đang thực hiện môn nhảy xa tại Olympic 2020

Ý nghĩa và tác dụng của điền kinh

Đối với sức khỏe

Điền kinh là môn thể thao mà bất kì ai cũng có thể tập luyện được, việc tập luyện điền kinh sẽ giúp cơ thể con người phát triển về mặt thể chất, nâng cao sức khỏe hơn, giúp tăng cường hô hấp, lưu thông máu được tốt hơn, tốt cho tim mạch và góp phần giảm béo phì hiệu quả.

Bên cạnh lợi ích mà điền kinh mang lại cho thể chất con người, khi tập luyện con người còn giảm được stress, giảm căng thẳng hiệu quả sau nhiều giờ học tập và làm việc mệt mỏi, tạo cho người tập điền kinh một tinh thần thoải mái và tự tin hơn.

Điền kinh giúp sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn được tốt hơn
Điền kinh giúp sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn được tốt hơn

Đối với giáo dục

Việc đưa điền kinh vào chương trình giáo dục sẽ giúp thể chất học sinh, sinh viên được nâng cao hơn, tăng cường sức khỏe tim mạch, nâng cao thể lực hơn. Ngoài ra, còn thúc đẩy tinh thần của học sinh, sinh viên đi lên, tạo tinh thần tích cực hơn cũng như rèn luyện được tính kỹ luật trong việc duy trì tập luyện.

Việc đưa điền kinh vào chương trình giáo dục sẽ giúp thể chất học sinh, sinh viên được nâng cao hơn
Việc đưa điền kinh vào chương trình giáo dục sẽ giúp thể chất học sinh, sinh viên được nâng cao hơn

Đối với xã hội

Điền kinh là môn thể thao cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào thể thao quần chúng và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Các hoạt động như chạy, nhảy, ném không chỉ mang lại niềm vui, sự giải trí mà còn giúp con người rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

Bên cạnh đó, điền kinh góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Những chiến thắng vang dội của các vận động viên điền kinh Việt Nam trên đấu trường quốc tế đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ thể thao thế giới.

Điền kinh còn là động lực thúc đẩy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp mọi người hòa nhập và gắn kết với nhau hơn. Với những ý nghĩa to lớn đó, điền kinh xứng đáng là môn thể thao được ưu tiên phát triển, góp phần xây dựng một xã hội khỏe mạnh, văn minh và giàu bản sắc.

Điền kinh giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua những cuộc thi
Điền kinh giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua những cuộc thi

Phân loại các môn thi đấu điền kinh

Chạy

Chạy là môn thi đấu đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến khi nhắc đến điền khi. Nội dung thi chạy điền kinh bao gồm:

  • Chạy nước rút: Chạy nước rút là một trong những bộ môn thi chạy mà vận động viên phải thực hiện chạy cự ly ngắn gồm: 100m, 200m, 400m nhưng đến đích phải tốn ít thời gian nhất có thể. Các vận động viên khi tham gia môn chạy này sẽ phải chạy nước rút nhanh nhất có thể để đến đích nhanh nhất.
  • Chạy trung bình: Chạy cự ly trung bình về cơ chế cũng tương tự như chạy nước rút, tuy nhiên về quãng đường chạy sẽ dài hơn, môn thi này gồm: 800m, 1500m và dài nhất là 1 dặm, nên vận động viên cần tính toán làm thế nào để có thể chạy đến đích nhanh nhất nhưng đỡ mất sức nhiều nhất.
  • Chạy dài: Chạy đường dài về cơ chế cũng tương tự như 2 loại trên và chỉ khác về độ dài quãng đường. Có ba nội dung phổ biến của bộ môn này trong các cuộc thi điền kinh gồm: 3.000m, 5.000m và 10.000m. Nội dung này đòi hỏi vận động viên phải có sức bền và thể lực tốt để duy trì đường chạy đến cuối cùng.
  • Chạy tiếp sức: Môn chạy tiếp sức sẽ là môn thi đấu đồng độ, một đội gồm có 4 vận động viên chạy tiếp sức nhau. Mỗi người sẽ phải chạy hoàn thành khoảng cách quy định của họ trước khi trao gậy cho đồng đội cho đến người cuối cùng sẽ thực hiện nước rút nhanh nhất có thể để giành chiến thắng.
  • Chạy vượt rào: Với bộ môn chạy vượt rào thì hiện nay các hình thức chạy vượt rào phổ biến nhất là 100m vượt rào dành cho nữ, 110m vượt rào dành cho nam và 400m vượt rào dành cho cả nam và nữ.
Các vận động viên điền kinh đang thực hiện nước rút trong cuộc thi Olympic 2016
Các vận động viên điền kinh đang thực hiện nước rút trong cuộc thi Olympic 2016

Nhảy

Bên cạnh các môn thi đấu chạy, thì nhảy cũng là bộ môn điền kinh phổ biến không kém với một số môn được đưa vào thi đấu khá quen thuộc đối với người tập luyện điền kinh:

  • Nhảy xa: Các vận động viên sẽ chạy đà một đoạn ngắn để lấy đà và nhảy vào một khu vực hố cát và người nhảy xa nhất sẽ là người chiến thắng.
  • Nhảy 3 bước: Cũng tương tự như nhảy xa nhưng khác nhảy xa ở chổ, các vận động viên chạy dọc theo đường chạy để lấy đà và thực hiện một cú bật nhảy, một tiếp mặt đất và sau đó nhảy cú cuối cùng vào hố cát.
  • Nhảy cao: Nhảy cao là môn thể thao chạy và giậm nhảy bằng một chân để qua xà ngang. Các vận động viên có một bước chạy ngắn để lấy đà và sau đó nhún chân nhảy lên để bay người và nhảy qua một thanh ngang rồi ngã trở lại khu vực hạ cánh có đệm mà không có sự hỗ trợ của bất kì dụng cụ nào.
  • Nhảy sào: Nhảy sào được biết đến là môn thể thao trong đó vận động viên sẽ sử dụng một cây sào dài và mềm dẻo như là một công cụ để hỗ trợ cho việc vận động viên nhảy qua một thanh xà ngang. Đây cũng là môn khá khó nên rất kén người chọn để tập luyện.
Nhảy sào đồi hỏi người chơi phải có 1 thể chất dẻo dai
Nhảy sào đồi hỏi người chơi phải có 1 thể chất dẻo dai

Ném

Bộ môn ném được hiểu cơ bản là vận động viên sử dụng sức mạnh của cánh tay làm cho tạ, đĩa, lao, búa bay nhanh đến một đích nhất định. Vận động viên ném xa nhất sẽ giành chiến thắng. Nội dung ném đẩy bao gồm các loại sau:

  • Ném tạ: Ném tạ là môn thể thao ném một quả cầu tạ có khối lượng 7,26kg. Động tác của môn thể thao này là nắm một quả cầu được ôm trong vai và xoay tư thế 180 độ và ném ra xa với khoảng cách càng xa càng tốt.
  • Ném đĩa: Các vận động viên ném một chiếc đĩa hình tròn từ một vòng tròn có đường kính 2,5m đã định sẵn và thay phiên nhau ném một loạt xem ai xa nhất thì sẽ là người chiến thắng. Đối với nam đĩa có khối lượng 2kg, đường kính 0,2m. Đối với nữ lần lượt là 1kg và 0,18m.
  • Ném lao: Khi thực hiện phóng lao, vận động viên phải thực hiện hai động tác: chạy đà và phóng lao. Vận động viên phải chạy một đoạn ngắn trên một đường chạy và sau đó ném phóng lao có trọng lượng 0.6kg đi xa nhất có thể so với vạch ném tối đa là 80m.
  • Ném búa: Ném búa cần công cụ gồm một quả cầu kim loại và được gắn vào một dây thép được kẹp chặt. Búa dành cho nam nặng 7,26kg và dài 121,3cm, búa dành cho nữ nặng 4kg và dài 119,4cm.
Vận động viên chuyên nghiệp đang thực hiện động tác ném búa
Vận động viên điền kinh chuyên nghiệp đang thực hiện động tác ném búa

Đi bộ thể thao

Đi bộ thể thao cũng nằm trong danh sách các môn điền kinh thi đấu, người tham gia cuộc thi sẽ phải đi bộ đi trên một con đường dài, luôn giữ thẳng người khi chân chống trước đến lúc kết thúc đạp sau. Theo quy định cuộc thi khác nhau thì đi bộ thể thao có thể đi theo thời gian hoặc có thể đi theo cự ly khác nhau.

Động tác đi bộ thể thao đúng chuẩn của vận động viên chuyên nghiệp
Động tác đi bộ thể thao đúng chuẩn của vận động viên điền kinh chuyên nghiệp

Các môn phối hợp

Các môn phối hợp là nội dung thi đấu có sự kết hợp của nhiều môn điền kinh lại với nhau trong một cuộc thi gồm: chạy, nhảy, ném. Vân động viên thi đấu các môn phối hợp thường được yêu cầu rất nghiêm ngặt về mặt thể lực vì để thực hiện được hết chuỗi các môn điền kinh sẽ tiêu hao rất nhiều sức lực của vận động viên.

Đối với cuộc thi Decathlon dành cho nam gồm 10 môn phối hợp: chạy 1500m, ném lao, nhảy sào, ném đĩa, chạy 110m rào, chạy 400m, nhảy cao, đẩy tạ, nhảy xa, chạy 100m. Đối với nữ giới thì cuộc thi sẽ có tên là Heptathlon với 7 môn phối hợp: chạy 800m rào, nhảy xa, ném lao, nhảy cao, chạy 200m, đẩy tạ, chạy 100m rào.

Các môn thể thao phối hớp sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho cuộc thi
Các môn thể thao phối hớp sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho cuộc thi

Các giải vô địch điền kinh nổi tiếng thế giới

Hiện nay, trên thế giới có nhiều cuộc thi điền kinh quy mô từ lớn đến nhỏ, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 4 giải vô địch điền kinh thế giới dưới đây:

  • Vô địch điền kinh thế giới: Giải này là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, giải được tổ chức 2 năm một lần vào tháng 8, với hơn 200 quốc gia và hơn 2.000 vận động viên tham dự, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của môn thể thao này.
  • Vô địch điền kinh trong nhà thế giới: Giải này được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3, đây là một cuộc thi kéo dài 3 ngày và địa điểm là nhà thi đấu.
  • Vô địch điền kinh U20 thế giới: Đây là là giải thường được tổ chức vào tháng 7 hàng năm. Giải vô địch điền kinh thế giới U20 quy tụ rất nhiều vận động viên trẻ từ khắp nơi trên thế giới, có khoảng 180 liên đoàn quốc gia và có hơn 2.200 vận động viên có độ tuổi dưới 20 đăng ký tham dự
  • Cúp châu lục điền kinh trên thế giới: Giải được tổ chức 4 năm một lần trong 3 ngày vào tháng 9. Cúp châu lục điền kinh thế giới có sự tham dự của các đại diện đến từ các châu lục gồm châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi.
Các vận động viên tham gia giải vô địch điền kinh thế giới năm 2011
Các vận động viên tham gia giải vô địch điền kinh thế giới năm 2011

Như vậy, qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu được điền kinh là gì và môn thể thao này đã mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tinh thần cũng như trong giáo dục và đời sống hằng ngày. Ngoài ra, đây còn là môn thể thao giúp mọi người gắn kết lại với nhau hơn, bên cạnh đó cũng giúp quảng bá tốt hình ảnh quốc giá đến với bạn bè quốc tế một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ngoài ra, xu hướng và nhu cầu thi công đường chạy điền kinh, đường chạy điền kinh ngày càng tăng cao. Nếu bạn có nhu cầu thi công sân điền kinh thì hãy liên hệ đến Tín Phát Sports để được tư vấn và báo giá nhé!

Xem thêm:

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về bộ môn điền kinh, giúp bạn giải quyết câu hỏi điền kinh là gì cũng như lịch sử hình thành và phân loại các môn điền kinh trong thi đấu. Mong rằng có thể giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933 238 086 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *