Chiều cao lưới cầu lông theo đúng tiêu chuẩn quốc tế

Chiều cao lưới cầu lông là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến và kết quả của các trận đấu cầu lông. Việc đảm bảo lưới được căng đúng theo tiêu chuẩn cũng sẽ góp phần tạo nên sự công bằng cho các vận động viên. Vậy bạn đã biết chiều cao lưới cầu lông theo đúng tiêu chuẩn quốc tế là bao nhiêu chưa. Hãy cùng Tín Phát Sports tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chiều cao lưới cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế

Cầu lông là một môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn và chính xác, bộ môn này cũng có những quy định rõ ràng về kích thước sân đấu, bao gồm cả chiều cao lưới. Theo tiêu chuẩn quốc tế được Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) công nhận, chiều cao lưới cầu lông sẽ có kích thước như sau:

  • Đỉnh lưới đến mặt sân: 1.524 m (5 feet)
  • Chiều cao lưới cầu lông hai đầu lưới tại biên dọc sân: 1.55 m (5 feet 1 inch)
  • Chiều rộng: 0.76 m (2 feet 6 inch)
  • Chiều dài: 6.7 m (24 feet 11 inch)

Chiều cao lưới cầu lông được thiết kế để tạo ra sự cân bằng giữa việc tấn công và phòng thủ của người chơi. Với chiều cao này, người chơi có thể thực hiện những cú đánh cầu vượt qua lưới một cách tối ưu nhất, đồng thời vẫn phải vận dụng cả kỹ thuật và chiến thuật để phòng thủ trước những pha tấn công của đối phương.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ đúng tiêu chuẩn chiều cao lưới là điều cần thiết để đảm bảo tính công bằng và tính cạnh tranh trong các trận đấu cầu lông ở mọi cấp độ.

Chiều cao lưới cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế
Chiều cao lưới cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế

Một số quy định về lưới cầu lông khác theo tiêu chuẩn quốc tế

Về chiều cao của cột cầu lông

Cột cầu lông là bộ phận tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sân đấu theo đúng tiêu chuẩn. Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), cột cầu lông phải đạt chiều cao 1.55 m (5 feet 1 inch) tính từ hai đầu cột xuống mặt sân, chiều cao này tương đương với chiều cao 2 đầu lưới và được đo khi lưới đã căng.

Thông thường, cột lưới cầu lông sẽ có hai loại chính:

  • Cột xếp đa năng: Thường dùng cho thi đấu chuyên nghiệp.
  • Cột có bánh xe: Dễ dàng di chuyển, phù hợp cho tập luyện.

Để đảm bảo lưới cao đúng tiêu chuẩn, cần căng dây lưới ngang bằng hoặc song song với đỉnh cột, đầu còn lại của lưới phải được kéo dọc xuống thân cột và thắt thật chặt. Đặc biệt, hai cột lưới phải được đặt trên vạch biên ngoài sân.

Về chiều cao của cột cầu lông
Về chiều cao của cột cầu lông

Về chất liệu của lưới cầu lông

Theo Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), lưới cầu lông thường được làm từ chất liệu tổng hợp như nylon hoặc sợi bông tổng hợp tạo thành dây gai mềm màu sẫm. Những chất liệu này sở hữu độ bền cao, khả năng chịu lực tốt cũng như chống chịu được những cú đánh cầu mạnh mẽ.

Ngoài ra, lưới cầu lông cũng có thể được làm bằng polyester hoặc nhựa vinyl, tuy nhiên độ bền của chúng sẽ không bằng chất liệu nylon. Trong đó, sợi nylon cũng được chia thành nhiều loại dựa theo số lớp (ply) trong sợi, ví dụ như 9 ply, 12 ply, 18 ply, 24 ply. Số ply càng cao, lưới cầu lông sẽ càng dày và bền hơn.

Theo luật cầu lông, phần phía trên của lưới cầu lông phải được viền bằng băng trắng rộng 75 mm. Băng viền này dùng để luồn dây căng lưới và chất liệu viền lưới có thể là nylon, bạt hoặc vải. Điều quan trọng là viền phải có màu trắng và kích thước đúng tiêu chuẩn. Viền lưới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cố định lưới và đảm bảo độ căng của lưới trong suốt trận đấu.

Về chất liệu của lưới cầu lông
Về chất liệu của lưới cầu lông

Cáp căng lưới

Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), cáp căng lưới thường được làm từ các vật liệu có độ bền cao như nylon, polyester và thép.

  • Dây nylon và dây polyester: Độ linh hoạt cao, dễ dàng cố định vào trụ và có giá thành rẻ hơn.
  • Dây thép: Độ bền cao hơn hai loại còn lại nhưng khó thi công và có giá thành cao hơn.

Cáp được luồn qua mép trên của lưới và buộc chặt vào hai cột cầu lông, tạo nên một đường biên vững chắc. Ngoài ra, sức căng của cáp lưới được quy định chặt chẽ để đảm bảo lưới có độ võng nhẹ ở vị trí trung tâm, tạo ra một sân chơi công bằng và thử thách. Cáp căng lưới chất lượng cao không chỉ giúp duy trì độ căng chính xác mà còn đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt, đáp ứng yêu cầu của những trận cầu đỉnh cao.

Cáp căng lưới
Cáp căng lưới

Kích thước của mắt lưới

Một trong những quy định về lưới cầu lông không kém phần quan trọng đó chính là kích thước của mắt lưới. Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), mắt lưới sẽ có hình vuông với kích thước mỗi cạnh dao động từ 15 – 20 mm, các ô lưới phải đảm bảo độ dày và khoảng cách giống nhau. Sự đồng đều trong kích thước của mắt lưới này sẽ ngăn chặn việc cầu bị mắc kẹt hoặc đi qua những khoảng trống.

Bên cạnh đó, kích thước mắt lưới cầu lông được tính toán kỹ lưỡng, mắt lưới đủ nhỏ để ngăn cầu bay qua dễ dàng, nhưng cũng đủ lớn để cho phép người chơi thực hiện những cú đánh cầu uy lực và kỹ thuật.

Kích thước của mắt lưới
Kích thước của mắt lưới

Lý do nên chọn lưới có độ cao đúng tiêu chuẩn

Chiều cao lưới cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế không phải là một con số ngẫu nhiên mà đã được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tính công bằng và sự hấp dẫn của môn thể thao này. Lưới đúng chuẩn tạo ra sự cân bằng giữa tấn công và phòng thủ, cho phép người chơi thể hiện kỹ thuật và chiến thuật đa dạng. Cụ thể, tập luyện với lưới cầu lông cao tiêu chuẩn mang lại nhiều lợi ích như:

  • Đảm bảo tính công bằng: Lưới cao phù hợp với chiều cao trung bình của vận động viên, đảm bảo tầm nhìn và buộc người chơi chiến thắng bằng kỹ thuật, thay vì lợi thế thể hình.
  • An toàn hơn: Kích thước lưới được tính toán để giảm va chạm khi nhảy đánh cầu, hạn chế các lỗi và gây nên chấn thương.
  • Phát triển kỹ năng đánh tốt hơn: Lưới cao thúc đẩy người chơi tập luyện phản xạ nhanh, đón – đánh cầu chính xác, tạo cơ hội dứt điểm hiệu quả.
Lý do nên chọn lưới có độ cao đúng tiêu chuẩn
Lý do nên chọn lưới có độ cao đúng tiêu chuẩn

Cách căng lưới cầu lông đúng cách

Căng lưới cầu lông đúng cách là bước quan trọng để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong mỗi trận đấu. Các bước thực hiện căng lưới cầu lông theo đúng tiêu chuẩn như sau:

  • Bước 1: Lắp đặt 2 cột trụ cầu lông ở chính giữa sân, sao cho đảm bảo cột được đặt đúng vị trí và khoảng cách theo quy định.
  • Bước 2: Cố định hai đầu cáp của lưới vào 2 cột trụ cầu lông bằng cách buộc chặt hoặc sử dụng bộ căng lưới chuyên dụng. Lưới cần phải căng phẳng và cao 1.55 m tại 2 đầu cột so với mặt sàn, đảm bảo không có khoảng trống giữa lưới và cột.
  • Bước 3: Căn chỉnh độ cao lưới chính xác tại vị trí trung tâm sao cho khoảng cách từ mặt sân đến đỉnh lưới đạt 1.524 m (theo tiêu chuẩn BWF).

Cách căng lưới cầu lông đúng cách

Cách căng lưới cầu lông đúng cách

Các câu hỏi liên quan đến lưới cầu lông

Chiều cao của lưới cho nam và nữ có khác nhau không?

Như Tín Phát Sports đã chia sẻ bên trên, chiều cao lưới cầu lông cho cả nam và nữ đều là 1.524 m tính từ đỉnh lưới đến mặt sân, chiều cao này được đo tại điểm chính giữa sân, còn hai đầu lưới tại biên dọc sân cao 1.55 m.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc không có sự khác biệt về chiều cao của lưới cầu lông giữa nam và nữ. Cả hai đều thi đấu theo tiêu chuẩn chung này để đảm bảo tính công bằng và thống nhất cho bộ môn cầu lông.

Chiều cao của lưới cho nam và nữ có khác nhau không?
Chiều cao của lưới cho nam và nữ có khác nhau không?

Làm sao để kiểm tra độ căng của lưới?

Độ căng của lưới ảnh hưởng trực tiếp đến đường bay của cầu, do đó, việc kiểm tra và đảm bảo độ căng phù hợp là vô cùng quan trọng. Có hai phương pháp chính để kiểm tra độ căng của lưới cầu lông đó chính là sử dụng thiết bị đo căng lưới và kiểm tra thủ công:

  • Sử dụng thiết bị đo căng lưới: Đây là phương pháp chính xác nhất, thường được sử dụng trong các trận thi đấu chuyên nghiệp. Thiết bị này sẽ đo trực tiếp lực căng của từng sợi dây, đảm bảo độ chính xác cao.
  • Kiểm tra thủ công: Sử dụng tay và kinh nghiệm của mình để cảm nhận độ căng của lưới. Để kiểm tra độ căng của lưới, bặt lòng bàn tay lên mặt lưới, ngay phía trên vạch kẻ giữa sân, sau đó ấn nhẹ và cảm nhận độ đàn hồi. Lưới được căng đúng cách sẽ lõm xuống và bật trở lại nhanh chóng. Nếu lõm quá sâu hoặc quá nông, bạn cần điều chỉnh lại độ căng cho phù hợp. Tuy nhiên, cách này sẽ ít chính xác hơn so với sử dụng thiết bị đo chuyên dụng.
Cách kiểm tra độ căng cả lưới?
Cách kiểm tra độ căng cả lưới?

Có quy định màu sắc cho lưới cầu lông không?

Khác với nhiều môn thể thao khác có quy định nghiêm ngặt về màu sắc dụng cụ thi đấu, thì bộ môn cầu lông lại khá linh hoạt trong yếu tố này. Không có quy định cụ thể nào về màu sắc của lưới cầu lông. Điều này cho phép người chơi và ban tổ chức giải đấu lựa chọn màu sắc lưới phù hợp với sở thích, điều kiện sân bãi và mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, để đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho cả vận động viên và khán giả, màu sắc lưới thường được chọn là những gam màu tối như đen, xanh đậm, hoặc nâu. Mục đích là vì:

  • Dễ nhìn cho người chơi và khán giả: Màu tối giúp phân biệt rõ ràng lưới với trái cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và phán đoán đường bay của cầu.
  • Hạn chế chói mắt: Màu sáng có thể gây chói mắt cho người chơi, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và thi đấu.

Lưu ý là nên tránh sử dụng màu quá chói như vàng, cam,… vì dễ gây nhức mắt và khó chịu. Ngoài ra, màu sắc lưới cũng nên lựa chọn sao cho hài hòa với màu sắc tổng thể của sân cầu lông.

Có quy định màu sắc cho lưới cầu lông không?
Có quy định màu sắc cho lưới cầu lông không?

Bảo quản lưới cầu lông như thế nào?

Lưới cầu lông dù được làm từ chất liệu bền bỉ, nhưng vẫn cần được bảo quản đúng cách để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo chất lượng cho mỗi trận cầu. Để giữ cho lưới cầu lông luôn bền đẹp và sử dụng hiệu quả, bạn nên áp dụng những cách sau:

  • Đảo lưới thường xuyên: Thay đổi vị trí lưới sau mỗi lần sử dụng giúp phân tán lực tác động đều đặn, tránh làm hỏng một chỗ.
  • Vệ sinh lưới định kỳ: Dùng khăn mềm, ẩm để lau chùi bụi bẩn trên lưới sau mỗi lần chơi. Tránh dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm bào mòn sợi lưới.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát: Tránh để lưới tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nước mưa. Nên cất giữ lưới trong túi chuyên dụng khi không sử dụng.
  • Bảo dưỡng chuyên nghiệp: Khi cần thiết, bạn nên mang lưới đến các cửa hàng chuyên dụng để giặt, căng và bảo dưỡng lưới theo đúng quy trình.
Bảo quản lưới cầu lông như thế nào?
Bảo quản lưới cầu lông như thế nào?

Vị trí đặt lưới cầu lông trên sân là ở đâu?

Lưới cầu lông đóng vai trò như “ranh giới” chia đôi sân đấu, tạo nên hai phần sân thi đấu riêng biệt cho mỗi đội. Theo luật cầu lông, lưới được đặt vuông góc với đường biên dọc của sân, chia đôi sân thành hai phần bằng nhau dù kích thước sân như thế nào.

Hai đầu lưới được cột chặt vào hai trụ lưới, đặt ngay trên đường biên dọc. Đảm bảo lưới được căng đều và thẳng đứng, không bị võng xuống, tạo điều kiện công bằng cho cả hai bên thi đấu. Điều này đảm bảo tính công bằng cho cả hai bên khi thi đấu, giúp trái cầu di chuyển theo quỹ đạo chuẩn và dễ dàng tính điểm.

Vị trí đặt lưới cầu lông trên sân là ở đâu?
Vị trí đặt lưới cầu lông trên sân là ở đâu?

Xem thêm:

Vậy là Tín Phát Sports vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về chiều cao lưới cầu lông theo đúng tiêu chuẩn quốc tê. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *