Đường chạy điền kinh trong các giải đấu đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế IAAF để đảm bảo chất lượng cho mỗi cuộc thi nhằm mục đích giảm thiểu sự cố, giúp vận động viên tránh khỏi những chấn thương không đáng có. Trong bài viết này, Tín Phát Sports sẽ chia sẽ đến bạn kích thước đường chạy điền kinh theo đúng tiêu chuẩn quốc tế IAAF, giúp bạn hiểu hơn về bộ môn điền kinh này nhé!
Kích thước đường chạy điền kinh tiêu chuẩn IAAF
Theo Luật điền kinh mới nhất quy định về kích thước đường chạy điền kinh gồm có đường chạy thẳng và đường chạy hình vòng cung với tổng độ dài 133.04m. Về đường chạy thẳng bao gồm đường cong sẽ có độ dài khoảng 85.96m và đường chạy hình vòng cung có bán kính khoảng 36m.
Những thông số trên đã được IAAF – Liên đoàn Điền kinh Quốc tế công nhận. Bên cạnh đó, IAAF còn quy định về các vạch kẻ có độ dày phải đạt 13mm, độ giảm sốc khoảng 39% và độ biến dạng sẽ được tính theo chiều dọc tương đương là 1.6mm. Lực căng sẽ khoảng 0.7MPa và độ nhám phải đạt đủ 0.58µm.
Kích thước đường băng tiêu chuẩn
Kích thước của đường băng tiêu chuẩn IAAF cũng là một trong những kích thước phải quan tâm khi xây dựng vì cần độ chính xác cao để không gây ảnh hưởng đến kích thước chuẩn của đường chạy. Cụ thể:
- Đường băng tiêu chuẩn phải có chiều dài chính xác là 400m. Chiều dài này thường bao gồm toàn bộ chiều dài của vòng trong.
- Ngoài ra, bán kính của đường cong phải đạt 36m. Chu vi đường công được tính theo công thức sau: “2πr = 2 * 3.14 * 36 = 226m”.
- Từ đó, có thể dễ dàng tính chiều dài của đường thẳng là 86m bằng cách lấy 400m tiêu chuẩn và 226m chia cho 2 đường cong.
Chiều rộng đường chạy tiêu chuẩn
Theo kích thước đường chạy điền kinh tiêu chuẩn quốc tế IAAF, chiều rộng đường chạy tiêu chuẩn gồm có tám làn, mỗi làn rộng khoảng từ 1.22 – 1.25m, tổng độ rộng từ khoảng 9.76m – 10m. Kích thước đường kẻ chỉ dẫn có màu trắng, có độ rộng là 13mm. Cần lưu ý tất cả các làn phải có cùng một chiều rộng và đường rộng là 0.05m.
Tổng hợp tiêu chuẩn xây dựng sân chạy điền kinh
Xây dựng sân chạy điền kinh đòi hỏi phải đảm bảo an toàn cho vận động viên và tránh những vấn đề phát sinh khi thi đấu, vì vậy khi xây dựng sân chạy điền kinh cần đáp ứng những tiêu chuẩn như: kích thước, vật liệu, độ dốc, bề mặt, hệ thống thoát nước và hệ thống chiếu sáng.
- Sân chạy cần có kích thước chính xác, vật liệu chất lượng, độ dốc phù hợp để đảm bảo vận động viên có thể chạy một cách an toàn và hiệu quả. Bề mặt phải đủ cứng và độ nhám vừa đủ để hỗ trợ vận động viên nhưng đồng thời cũng phải đủ mềm để giảm thiểu tác động lên cơ thể.
- Các vạch kẻ phải rõ ràng và chính xác về độ rộng, đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho các cuộc thi đấu. Hệ thống chiếu sáng cần đủ mạnh để đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho vận động viên khi thi đấu vào buổi tối.
- Cuối cùng, hệ thống thoát nước cần đảm bảo sân chạy luôn khô ráo và an toàn. Tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ góp phần tạo nên một sân chạy điền kinh chất lượng cao, phục vụ tốt cho các hoạt động luyện tập và tổ chức giải đấu.
Thiết kế và ảnh hưởng của đường chạy điền kinh
Dịch vụ thi công đường chạy điền kinh đạt chuẩn chất lượng cao tại Tín phát Sports
Bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công đường chạy điền kinh chuyên nghiệp, uy tín, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe? Tín Phát Sports tự hào là đối tác tin cậy của nhiều trường học, trung tâm thể thao và tổ chức giải đấu lớn trên toàn quốc.
Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công sân thể thao, chúng tôi đã thực hiện thành công hơn 3.000 dự án, trong đó có rất nhiều công trình đường chạy điền kinh đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Xem chi tiết quy trình và dịch vụ thi công đường chạy điền kinh tại Tín Phát Sports!
Gọi ngay 093 323 8086 Để lại thông tin để được tư vấnTốc độ và lực hướng tâm
Điền kinh là môn thể thao đòi hỏi tốc độ cao, và vận động viên cần làm chủ được đường chạy. Ngoài ra, khi di chuyển trên đường cong, vận động viên chịu tác động của lực hướng tâm, lực này sẽ khiến vận động viên tiêu hao nhiều thể lực nếu lực hướng tâm càng lớn.
Lực hướng tâm sẽ tỉ lệ nghịch với bán kính đường chạy, bán kính càng lớn lực hướng tâm sẽ càng nhỏ như vậy sẽ giúp vận động viên tiết kiệm được thể lực. Do đó, đường chạy điền kinh đạt chuẩn được thiết kế với bán kính lớn đến 36m để giảm lực hướng tâm.
Góc cua giữa
Theo Kích thước đường chạy điền kinh tiêu chuẩn quốc tế IAAF, góc cua giữa hai đường cong giúp giảm lực hướng tâm hơn nữa so với quỹ đạo hình tròn. Nhờ vậy, vận động viên không phải tốn quá nhiều sức lực khi di chuyển qua các đoạn cua.
Nền đường chạy
Theo luật điền kinh về kích thước đường chạy điền kinh tiêu chuẩn quốc tế IAAF cho biết, nền đường chạy phải được thiết kế cứng nhưng vẫn có độ êm ái giúp chân vận động viên khi thi đấu sẽ dễ chịu trên hai đoạn đường thẳng. Hai đoạn đường cong giúp giảm lực hướng tâm giúp vận động viên di chuyển nhanh hơn cũng như tiết kiệm thể lực, từ đó hỗ trợ vận động viên đạt được thành tích tốt nhất.
Ngoài ra, nền đường chạy đúng tiêu chuẩn sẽ giúp vận động viên thi đấu an toàn hơn, tránh được chấn thương không đáng có. Bên cạnh đó, yêu cầu thẩm mỹ cũng được quan tâm hơn, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế về môn điền kinh.
Các phương án thi công đường chạy điền kinh
Hiện nay để đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng giữa các đường chạy điền kinh, Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) đã đưa ra quy chuẩn về cách thức và vật liệu sử dụng trong thi công để đảm bảo chất lượng bề mặt đường chạy.
Ở Việt Nam hiện nay có 4 phương pháp phù hợp và phổ biến đối với khí hậu nước ta và việc lựa chọn phương án thi công cũng phụ thuộc vào kinh phí đầu tư của chủ sở hữu:
- Phương Pháp Spray Coat System – dùng để tập luyện: loại đường chạy này được phủ hỗn hợp SBR và PU lớp đế dày 10mm. Phun phủ hỗn hợp keo PU đa thành phần, hạt và bột cao su EPDM tạo độ dày cho bề mặt lên khoảng 3mm.
- Phương pháp Sanwich System – dùng để thi đấu: loại đường này được phủ hỗn hợp SBR và PU lớp đế dày 10mm. Cán phủ một lớp hỗn hợp đa thành phần và bột EPDM để ổn định kết cấu lớp đế và chống thấm keo khi thi công lớp phun phủ hỗn hợp keo PU dày khoảng 3mm.
- Phương pháp Full PU System – dùng để thi đấu: loại đường này được phủ hỗn hợp cao su SBR và EPDM được đổ tại chỗ tạo độ dày khoảng 10mm. Sau đó, phun phủ hỗn hợp PU đa thành phần có độ dày từ 3 – 5mm.
- Phương pháp Prefabricated System – dùng để thi đấu: loại đường chạy này được đúc sẵn dạng tấm ở nhà máy. Tuy nhiên, đường chạy này khá hiếm ở Việt Nam, do thời tiết khá nóng và độ ẩm cao dẫn đến hiện tượng co, làm hỏng lớp keo chống thấm nên sẽ tạo hiện tượng bong tróc bề mặt sân chạy.
Như vậy, có thể thấy việc thi công sân điền kinh không đơn giản và cần phải tuân thủ đúng các quy tắc trong thiết kế cũng như thi công theo chuẩn IAAF do đó bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc đơn vị uy tín để có đường chạy chất lượng và đúng chuẩn. Hiện tại, Tín Phát Sports có cung cấp dịch vụ thi công đường chạy điền kinh theo tiêu chuẩn tập luyện và thi đấu quốc tế cam kết chất lượng đầu ra và thời gian thi công nhanh chóng. Liên hệ Tín Phát Sports qua website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé!
Xem thêm:
-
Cấu tạo đường chạy điền kinh và tiêu chuẩn thiết kế đường chạy thi đấu
-
Đường Pitch là gì? Điểm khác biệt giữa đường Pitch và đường Piste
- Nhựa epoxy là gì? Đặc điểm, tính ứng dụng của nhựa epoxy
Trên đây là toàn bộ những thông tin về kích thước đường chạy điền kinh tiêu chuẩn quốc tế IAAF mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang có nhu cầu nếu về dịch vụ đường chạy điền kinh, hãy liên hệ ngay tới website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!