Cầu lông là một bộ môn thể thao dễ dàng tiếp cận dành cho bất kỳ đối tượng ở mọi lứa tuổi, nhưng để trở thành một tay vợt chơi chuyên nghiệp và có thể thi đấu tại các giải cầu lông thì bạn phải nắm rõ luật chơi cầu lông cơ bản. Để hiểu rõ luật chơi cầu lông sân đơn và đôi một cách chi tiết thì hãy cùng Tín Phát Sports tìm hiểu luật chơi cầu lông qua bài viết này nhé!
Luật chơi cầu lông đơn
Kích thước tiêu chuẩn của sân đánh cầu lông đơn
Kích thước sân cầu lông dành cho thi đấu đơn (1 người) được quy định bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) và được áp dụng rộng rãi trong cả các giải đấu lớn nhỏ trên toàn thế giới như sau:
- Chiều dài sân đấu: 13.4m.
- Chiều rộng sân: 5.18m (không tính 2 đường biên)
- Đường chéo sân: 14.38m.
Xem thêm: Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn đơn và đôi mới nhất 2024
Phạm vi giao cầu và nhận cầu
Trong luật chơi cầu lông, khi giao cầu, vị trí đứng của người giao cầu được xác định dựa trên số điểm hiện tại của họ, nếu người giao đang có điểm số là số chẵn (0, 2, 4, 6,…) thì họ sẽ đứng ở phần sân bên phải để giao cầu. Ngược lại, nếu người giao có điểm số là số lẻ (1, 3, 5,…) thì họ sẽ đứng ở phần sân bên trái để giao cầu.
Người nhận cầu sẽ đứng chéo với vị trí của người giao cầu ở phần sân đối diện. Trong quá trình này, cả hai người chơi đều phải tránh đứng chạm đến đường biên sân như vậy sẽ phạm luật.
Luật phát cầu lông đơn
Cách phát cầu cũng là một trong những điều quan trọng trong thi đấu cầu lông. Khi phát cầu, người chơi cần lưu ý một số quy định sau để tránh việc bị mất điểm:
- Người phát cầu phải hạ cánh tay và đặt cầu không được cao hơn lưới, ngang với phần dưới thắt lưng.
- Nếu người phát tung cầu sẽ bị phạm luật và mất 1 điểm vào tay đối phương.
- Nếu người phát cầu làm động tác kéo vợt về phía sau nhưng trì hoãn phát cầu thì pha phát cầu này được tính là không hợp lệ và bị mất 1 điểm.
- Người phát cầu và người nhận cầu không được nhảy lên đánh cầu khi cầu được giao, phải có ít nhất 1/2 chân chạm mặt đất nếu không sẽ bị tính là phạm luật.
- Đường đi của quả cầu phải rơi vào trúng ô nhận cầu. Nếu quả cầu vượt qua phạm vi ô này thì người phát cầu sẽ bị tính mất 1 điểm.
Cách tính điểm cầu lông đơn
Về cách tính điểm ở mỗi trận cầu lông cũng được quy định cụ thể nhằm tìm ra được người chiến thẳng, cách tính điểm cầu lông được quy định như sau:
- Một trận đấu cầu lông sẽ diễn ra trong 3 hiệp, tỷ số bắt đầu mỗi hiệp là 0 – 0, khi người chơi nào đạt được 21 điểm trước với cách biệt 2 điểm sẽ giành chiến thắng.
- Trường hợp tỷ số của trận đấu đang là 29 – 29, người chơi đạt được điểm thứ 30 trước sẽ giành chiến thắng giúp trận đấu không quá kéo dài.
- Nếu thắng 1 lượt đánh, người thắng sẽ là người có quyền phát cầu. Người nhận cầu khi thắng sẽ ghi 1 điểm và trở thành người phát cầu.
- Nếu người phát cầu/nhận cầu đứng sai vị trí thì bên đối thủ sẽ được nhận 1 điểm.
- Nếu người phát cầu trì hoãn phát cầu thì đối phương được cộng thêm 1 điểm.
- Phát cầu không qua lưới hoặc phát cầu ngoài sân thi đối phương được cộng thêm 1 điểm.
- Khi người chơi có tới 2 lần chạm cầu liên tiếp nhưng không bay qua sân đối thủ sẽ cộng 1 điểm cho đối thủ.
Quy định về đổi sân
Trong quá trình trận đấu diễn ra thì việc 2 bên đổi sân cho nhau, đổi sân chỉ được thực hiện khi pha cầu đã kết thúc, trong thời gian này 2 bên được phép nghỉ giữa trận trước khi trận đấu được tiếp tục sau khi đổi sân, được quy định tại các thời điểm sau:
- Sau khi kết thúc hiệp đấu đầu tiên, 2 bên sẽ tiến hành đổi sân để tiếp tục thi đấu hiệp tiếp theo.
- Sau khi kết thúc 2 ván đấu mà tỷ số hòa nhau thì 2 người chơi bắt buộc phải đấu ván thứ 3 để quyết định xem người chiến thắng là ai.
- Trong ván đấu thứ 3, khi một trong hai bên ghi được 11 điểm 2 đội sẽ thực hiện đổi sân cho nhau.
Phạm lỗi trong cầu lông đơn
Theo luật thi đấu cầu lông tiêu chuẩn do Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) có quy định về một số lỗi mà người chơi mắc phải thi tham gia 1 trận đấu cầu lông, nếu người chơi phạm lỗi, đối thủ sẽ ghi điểm và được quyền phát cầu.
Một số lỗi cơ bản trong khi thi đấu có thể kể như: đánh rơi cầu khi thực hiện cú phát cầu, phát cầu chui lưới, đánh cầu ngoài sân hay để cầu chạm vào cơ thể, quần áo khi thi đấu,… Việc phạm lỗi sẽ khiến bạn bị mất điểm số không mong muốn vào tay đối thủ.
Luật chơi cầu lông đôi
Kích thước tiêu chuẩn của sân đánh cầu lông đôi
Tương tự như sân cầu lông đơn thì sân cầu lông đôi cũng có quy định về kích thước tiêu chuẩn của sân cầu lông dành cho thi đấu đôi (2 người), Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) có quy định và được áp dụng rộng rãi trong cả các giải đấu lớn nhỏ trên toàn thế giới như sau:
- Chiều dài sân đấu: 13.4m.
- Chiều rộng sân: 6.1m
- Đường chéo sân: 14.73m.
Quy tắc ngẫu nhiên
Trong những trận thi đấu đánh giải chuyên nghiệp hoặc kể cả những trận đấu cầu lông giải trí, trọng tài sẽ tung đồng xu để đưa ra quyết định theo xem bên nào sẽ giành quyền phát cầu. Ngoài ra, đội thắng lượt đánh sẽ được quyền phát cầu.
Phạm vi giao cầu và nhận cầu
Vị trí đứng của người giao cầu trong luật đánh đôi cũng tương tự như trong đánh đơn, nếu điểm số chẵn thì người giao cầu sẽ đứng bên phải và điểm số lẻ sẽ đứng bên trái, không được đứng chạm vạch trắng và phải giao cầu theo đường chéo và đảm bảo cầu rơi trong khu vực quy định.
Luật phát cầu lông đôi
Quy định phát cầu lông khi đánh đôi sẽ phức tạp hơn so với phát cầu lông khi đánh đơn, vì cả 2 thành viên trong một đội đều có quyền phát cầu. Nguyên tắc khi phát cầu khi đánh đôi được quy định như sau:
- Khi trận đấu bắt đầu, người chơi bên phát cầu sẽ đứng ở phần sân bên phải và thực hiện phát cầu chéo sân qua phần sân bên phải của người nhận cầu.
- Người phát cầu sẽ tiếp tục đổi vị trí đứng qua bên trái ở phần sân của mình nếu như họ ghi được điểm lẻ (1, 3, 5,..) trong hiệp đấu đó và ngược lại, người phát cầu sẽ đổi vị trí đứng qua qua bên phải khi ghi được điểm chẵn tiếp theo (2, 4, 6,…).
- Nếu sau tình huống phát cầu, 2 bên thi đấu nhưng điểm thuộc về phía đối phương thì người phát cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng từ ô mà người đó thực hiện phát cầu lần cuối và áp dụng ngược lại cho phía người nhận cầu ở đội đối thủ.
- Người chơi sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm.
Cách tính điểm cầu lông đôi
Tương tự như đánh đơn, trận đấu cầu lông đánh đôi bao gồm 3 hiệp, mỗi đội phải ghi được 21 điểm để giành chiến thắng. Đội thắng 2 trong 3 hiệp sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Trường hợp, khi tỷ số đang là 20 – 20, đội tạo cách biệt 2 điểm trước sẽ giành chiến thắng thắng. Trường hợp, khi tỷ số là 29 – 29 mà vẫn chưa tạo ra được cách biệt 2 điểm thì đội nào ghi điểm thứ 30 trước sẽ thắng.
Quy định về đổi sân
Theo luật chơi cầu lông đôi, người chơi từ các đội sẽ thực hiện đổi sân vào thời điểm sau:
- Kết thúc mỗi hiệp thì đấu 2 đội chơi sẽ đổi sân cho nhau.
- Trong hiệp thứ 3, khi có đội ghi được 11 điểm thì 2 đội sẽ tiếp tục thực hiện đổi sân cho nhau.
Phạm lỗi trong cầu lông đôi
Một số lỗi cơ bản trong cầu lông đơn cũng được áp dụng trong cầu lông đôi như: đánh rơi cầu khi thực hiện cú phát cầu, phát cầu chui lưới, đánh cầu ngoài sân hay để cầu chạm vào cơ thể, quần áo khi thi đấu,… thì bên cạnh đó cầu lông đôi còn có thêm một số lỗi khác như: đổi người phát cầu sai, vị trí đứng không đúng,…
Nghỉ giữa hiệp
Mỗi hiệp thi đấu người chơi sẽ được nghỉ 2 phút giữa hiệp và 1 phút trong hiệp khi chạm mốc 11 điểm.
Luật chọn quả cầu lông
Trong một trận đấu cầu lông, việc chọn cầu phải đảm bảo độ bay và độ nảy khi quả cầu tiếp xúc với mặt vợt, bạn có thể chọn quả cầu làm từ nhiều chất liệu khác nhau như làm từ lông vũ tự nhiên hoặc lông nhân tạo, luật cầu lông có quy định về chọn quả cầu lông như sau:
- Quả cầu làm từ lông vũ tự nhiên: sử dụng sợi chỉ buộc 16 lông vũ dài từ 6.2 – 7.2cm, được gắn cố định vào đế cầu có đường kính 2.8 – 3.5cm. Các đỉnh lông vũ nằm trên một vòng tròn có đường kính 5.8 – 6.8cm, nặng 4.74 – 5.50gr, thường được chọn trong thi đấu cầu lông chuyên nghiệp.
- Quả cầu làm từ lông nhân tạo: loại cầu làm từ lông nhân tạo có thiết kế tương tự như cầu lông vũ tự nhiên nhưng do làm từ vật liệu nhân tạo nên độ bay và độ nảy sẽ khác so với cầu làm từ lông tự nhiên. Tuy nhiên, cầu làm từ lông nhân tạo có độ bền tốt hơn giúp tiết kiệm chi phí mua cầu cho người chơi.
Quy định về vợt cầu lông
Về vợt cầu lông, tùy vào thói quen và nhu cầu của người chơi mà lựa chọn các thương hiệu vợt cầu lông theo ý muốn. Tuy nhiên cần phải đảm bảo vợt có chiều dài không quá 68cm. Bên cạnh đó. bạn phải chú ý lựa chọn phần lưới không dài quá 28cm và không rộng quá 22cm.
Quy định thời gian thi đấu
Thời gian mỗi trận đấu diễn ra sẽ không giống như bóng đá hay một số môn thể thao có quy định thời gian cụ thể. Đối với cầu lông, thời gian của 1 trận đấu sẽ dựa vào điểm số của 2 bên, vì thời gian của trận đấu cầu lông sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể kể đến như:
- Nhịp độ thi đấu: nếu người chơi có cách chơi linh hoạt, tốc độ nhanh, tấn công dồn dập thì trận đấu sẽ diễn ra nhanh hơn.
- Trình độ: nếu hai đội chơi có trình độ chênh lệch quá lớn thì trận đấu sẽ kết thúc nhanh hơn trong 2 hiệp đầu tiên. Nếu người chơi có trình độ như nhau thì trận đấu sẽ diễn ra lâu hơn, có thể cần tới hiệp 3 để phân thắng bại.
- Cấp độ trận đấu: ở những cấp độ như chung kết, bán kết,… thì vận động viên sẽ thận trọng hơn, chủ động chơi chậm để tránh mắc sai lầm nên trận đấu sẽ diễn ra thời gian lâu hơn.
- Chiến thuật và kỹ thuật thi đấu: nếu hai đội sử dụng chiến thuật phòng ngự an toàn và trừng phạt sai lầm của đối thủ thì có thể kéo dài lâu hơn so với trận đấu có tính chất tấn công.
- Những vấn đề phát sinh: trong những trận thi đấu không thể không tránh khỏi những vấn đề phát sinh như vận động viên gặp chấn thương, trọng tài cần thêm thời gian để đưa ra quyết định cuối cùng, tranh cãi giữa các vận động viên hoặc sự cố kỹ thuật gây ảnh hưởng đến trận đấu.
Xem thêm:
Trên đây là thông tin về luật chơi cầu lông đơn và đôi chi tiết mới nhất 2024 chuẩn thi đấu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào luật chơi cầu lông hoặc có nhu cầu thi công sân cầu lông đúng chuẩn quốc tế để phục vụ việc tập luyện, kinh doanh hoặc thi đấu hãy truy cập website tinphatsports.vn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!