Luật bóng chuyền hơi đúng chuẩn mới nhất 2024

Bóng chuyền hơi là một bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe và mang tính đồng đội thu hút đông đảo số lượng người chơi. Sự tuân thủ và hiểu biết về luật lệ chơi là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự công bằng và hấp dẫn. Nếu là người yêu thích bộ môn này, hãy cùng Tín Phát Sports tham khảo bài viết sau để nắm vững luật bóng chuyền hơi mới nhất 2024 và thi đấu một cách phù hợp nhé!

Luật thi đấu bóng chuyền hơi cơ bản

Kích thước sân và lưới

Kích thước sân

Sân bóng chuyền hơi có dạng hình chữ nhật, dài 12 mét và rộng 6 mét. Xung quanh sân cần có khoảng trống ít nhất 5 mét, không được có vật cản. Tương tự, phía trên sân cũng cần có không gian trống tối thiểu 5 mét, đảm bảo không có vật cản.

Mặt sân phải bằng phẳng, không trơn trượt, gồ ghề hay có vật gì có thể gây chấn thương cho người chơi. Các đường kẻ giới hạn sân rộng 5cm và có màu sắc khác biệt so với mặt sân. Đường biên dọc và biên ngang đều được tính là thuộc phạm vi sân đấu.

Sân đấu hình chữ nhật với chiều dài 12m, chiều rộng 6m
Sân đấu hình chữ nhật với chiều dài 12m, chiều rộng 6m
Bên trong sân còn có đường giữa sân nối liền hai điểm giữa của đường biên dọc, chia sân thành hai phần bằng nhau, mỗi phần rộng 6 mét và dài 6 mét. Ở hai bên đường giữa sân (cách 2 mét) có hai đường kẻ song song hay còn gọi là đường hạn chế. Ở hai đầu sân, có khu vực phát bóng được xác định bởi hai vạch dài 20cm, cách đường biên dọc 25cm.
Do đó, sân bóng chuyền hơi đạt tiêu chuẩn sẽ là điều kiện tiên quyết và quan trọng để có thể tổ chức các buổi tập luyện hoặc thi đấu chuyên nghiệp. Nếu có nhu cầu thi công sân bóng chuyền bạn nên tìm các nhà thầu thi công uy tín, chất lượng cao như Tín Phát Sports.

Kích thước lưới

Lưới bóng chuyền hơi dài 7 mét và rộng 1 mét, được căng thẳng và chia đôi sân thi đấu. Lưới có màu sẫm và các ô vuông nhỏ kích thước 10×10 cm. Hai cột lưới cao 2.25 mét, tròn và nhẵn, có thể điều chỉnh độ cao. Hai cột này được đặt cách đường biên dọc 0,5 mét và nằm trên đường chia đôi sân.

Lưới nam cao 2.2 mét và lưới nữ cao 2 mét. Đối với nam trên 65 tuổi và nữ trên 60 tuổi, lưới nam có thể hạ xuống 2 mét và lưới nữ xuống 1.8 mét. Chiều cao lưới được đo ở giữa sân và hai đầu lưới phải bằng nhau, không được cao hơn giữa lưới quá 2cm.

 

Lưới có chiều dài 7m, chiều rộng 1m
Lưới có chiều dài 7m, chiều rộng 1m
Khu vực này còn có hai cột giới hạn, còn gọi là ăng ten chính, cao 1.8 mét và đường kính 1 cm. Chúng được làm bằng chất dẻo chắc chắn và sơn kẻ sọc màu trắng, đỏ xen kẽ cách nhau 10cm.

Số lượng người chơi và vị trí

Số lượng người chơi

Theo luật bóng chuyền hơi mới nhất, mỗi đội nhiều nhất là 10 vận động viên cùng với 1 huấn luyện viên, 1 lãnh đội và số người ở trên sân là 5 người. Những vận động viên có trong danh sách đăng ký dự giải cùng biên bản mới được thi đấu, đội trưởng phải đeo băng đội trưởng ở ngực hoặc tay áo.

Mỗi đội nhiều nhất là 10 vận động viên cùng với 1 huấn luyện viên
Mỗi đội nhiều nhất là 10 vận động viên cùng với 1 huấn luyện viên

Vị trí

Mỗi đội sẽ có 5 người chơi, chia thành hai hàng: hàng trước 3 người và hàng sau 2 người.

  • Hàng trước: sẽ có 3 vị trí, tính từ bên phải sang lần lượt là số 2, số 3 (ở giữa) và số 4.
  • Hàng sau: sẽ có 2 vị trí, tính từ bên phải sang lần lượt là số 1 và số 5.

Khi hiệp đấu bắt đầu, các vận động viên phải đứng đúng vị trí đã đăng ký từ trước và giữ nguyên vị trí đó trong suốt hiệp đấu. Khi sang hiệp mới, các đội có thể thay đổi đội hình và đưa những vận động viên đã đăng ký vào sân. Sau khi bóng được phát, các vận động viên có thể di chuyển tự do trên sân miễn là không phạm luật. Tuy nhiên, các vận động viên ở hàng sau không được phép lên chắn bóng.

Đội hình thi đấu của cả hai đội: hàng trước 3 người; hàng sau 2 người
Đội hình thi đấu của cả hai đội: hàng trước 3 người; hàng sau 2 người

Cách tính điểm và luật thắng thua

Cách tính điểm và luật thắng thua của luật chơi bóng chuyền có thể tóm gọn như sau:

  • Tính điểm: Mỗi khi đội bạn phát bóng hoặc đỡ bóng thành công, dẫn đến đối phương không thể đỡ bóng, đội bạn sẽ ghi được một điểm.
  • Thắng hiệp: Để thắng một hiệp, đội cần đạt 25 điểm và hơn đối phương ít nhất 2 điểm. Nếu hai đội hoà nhau 24 – 24, họ sẽ tiếp tục thi đấu cho đến khi một đội dẫn trước 2 điểm (ví dụ: 26 – 24, 27- 25).
  • Hiệp quyết thắng: Nếu hai đội hoà nhau sau hai hiệp, họ sẽ thi đấu thêm một hiệp quyết thắng. Đội nào đạt 15 điểm trước và hơn đối phương ít nhất 2 điểm sẽ thắng hiệp này và thắng cả trận đấu.
  • Thắng trận: Đội nào thắng hai hiệp trước sẽ là đội chiến thắng chung cuộc.
  • Trường hợp đặc biệt: Nếu một đội đến sân thi đấu trễ mà không có lý do chính đáng, đội đó sẽ bị xử thua. Đội còn lại sẽ thắng với tỉ số 2 – 0, và mỗi hiệp được tính là 25 – 0.
Cách tính điểm và luật thắng thua
Cách tính điểm và luật bóng chuyền hơi mới nhất

Các quy định về trang phục và dụng cụ thi đấu

Trang phục

Khi tham gia thi đấu, các vận động viên cần mặc trang phục thống nhất, cùng màu và đảm bảo sạch sẽ. Để thuận tiện cho việc di chuyển, giày thể thao mềm là lựa chọn phù hợp thay cho giày đế cứng.

Mỗi vận động viên sẽ mang số áo từ 1 đến 10, được in rõ ràng cả phía trước ngực và sau lưng. Số áo phía trước cần cao ít nhất 10cm, số áo sau lưng cao ít nhất 15cm và nét chữ của số áo rộng khoảng 2cm.

Trang phục thống nhất, cùng màu, sạch sẽ
Trang phục thống nhất, cùng màu, sạch sẽ

Dụng cụ thi đấu: Quả bóng chuyền hơi

Quả bóng chuyền hơi có dạng hình cầu, làm từ nhựa mềm và có màu vàng đồng nhất. Kích thước của bóng khá lớn, chu vi khoảng 80 đến 83 cm và nặng khoảng 100 đến 120 gram. Độ nảy của bóng cũng được quy định rõ trong luật bóng chuyền hơi mới nhất là khi thả rơi tự do từ độ cao 1 mét xuống đất, bóng phải nảy lên cao khoảng 40 cm tính từ mặt sân đến điểm cao nhất của bóng.

Dụng cụ thi đấu: Quả bóng chuyền hơi
Dụng cụ thi đấu: Quả bóng chuyền hơi

Luật và cách chơi bóng chuyền hơi chi tiết

Kỹ thuật phát bóng

Cho đến hiện nay, có 4 kỹ thuật phát bóng chính:

Phát bóng xoáy: Để phát bóng xoáy hiệu quả, người chơi cần đánh bóng thật mạnh, tạo lực khiến bóng vừa bay vừa xoay tròn liên tục.

Phát bóng thấp tay chính diện: Đây là kỹ thuật phát bóng được dùng nhiều nhất khi thi đấu bóng chuyền hơi, cách phát bóng này không quá khó nhưng cũng yêu cầu cao về độ chính xác. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đứng thẳng người, hai chân dang ra rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng về phía lưới. Sau đó, một chân bước lên trước một bước ngắn. Gập khuỷu tay để cầm bóng lại và để bóng ở phía trước với độ cao ở ngang hông, hơi nghiêng thân mình lên đằng trước. Tung bóng lên trên cao, đưa tay đánh bóng ra ở phía sau, chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân sau.
  • Bước 2: Trong lúc bóng đang rơi xuống, nhanh chóng di chuyển tay để đánh bóng về phía trước, chuyển trọng tâm qua chân trước. Khi bóng xuống gần thắt lưng thì sử dụng cùi tay để đánh mạnh vào 1/3 phía dưới và phía sau quả bóng.
  • Bước 3: Sau khi phát bóng xong, bước chân về phía trước rồi quan sát hướng đi của bóng. Sau đó ta sẽ nhanh chóng trở lại vị trí cũ.

 Phát bóng cao tay chính diện: Để thực hiện tốt kỹ thuật này thì các động tác chuẩn bị phải thật tốt, khi phát bóng các động tác tay phải chuẩn.

  • Bước 1: Thực hiện những động tác chuẩn bị giống trong phát bóng thấp tay chính diện.
  • Bước 2: Khi bóng được tung lên đạt đến độ cao nhất thì nhanh chóng di chuyển tay để đánh bóng về phía trước, duỗi thẳng tay lên cao nhất có thể. Sử dụng phần dưới bàn tay để đánh bóng, các ngón tay gần như sẽ bao lấy bóng và gân cứng.
  • Bước 3: Phát bóng xong thì bạn hơi gập chân lại, chân sau bước về phía trước theo đà và sau đó nhanh chóng ổn định tư thế.

Phát bóng cao tay nghiêng mình: Để thực hiện được kỹ thuật phát bóng này thì tay người chơi phải có sức lực rất lớn mới có thể tạo ra những cú phát bóng nhanh và mạnh.

  • Bước 1: Đứng thẳng người, thoải mái, vai hướng về phía lưới. Tung bóng lên cao sau đó hạ tay đánh bóng xuống thấp và đưa ra phía sau. Chuyển trọng tâm của cơ thể sang bên tay đánh bóng.
  • Bước 2: Khi bóng lên đến điểm cao nhất và bắt đầu rơi xuống, nhanh chóng đứng thẳng chân và vươn thẳng thân mình lên. Tay đánh bóng di chuyển theo hình vòng cung từ dưới đi lên trên và từ sau đi ra trước, sử dụng phần dưới của bàn tay để đánh bóng.
Cho đến hiện nay, có 4 kỹ thuật phát bóng chính
Cho đến hiện nay, có 4 kỹ thuật phát bóng chuyền hơi chính

Kỹ thuật chuyền bóng

Trong bóng chuyền hơi cũng có 2 kỹ thuật chuyền bóng chính là đỡ bóng bằng cách búng bóng và đệm bóng.

Kỹ thuật búng bóng

  • Bước 1: Để búng bóng đúng cách, khi chạm bóng, ngón tay cái của người chơi phải có hình chữ “bát”, khoảng cách giữa hai ngón tay sẽ tùy thuộc vào độ dài của ngón tay mỗi người và không nên quá dài hoặc lớn.
  • Bước 2: Giữ bóng trước mặt theo hướng bay tới và chuyền tới phía trước. Khi đỡ bóng hoặc là để tay song song với mặt đất và hướng lên ở trên thì hãy chú ý đến hướng của bóng.
  • Bước 3: Để bắt bóng tốt thì người chuyền bóng phải xác định hướng của bóng và di chuyển thật nhanh để có thể đón bóng.
  • Bước 4: Sau khi xác định được vị trí và tiến lên, người nhận bóng giơ tay lên đỡ bóng và chuyền. Khi chuyển bóng, cơ thể hơi ngả về phía sau, các ngón tay chạm lên bóng trước mặt và cách mặt 15 cm. Hai tay chạm với bóng, để chuyền bóng cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa thân và tay, toàn thân hơi căng để lấy lực của tay chuyền bóng hướng lên trên.
Trong bóng chuyền hơi cũng có 2 kỹ thuật chuyền bóng chính là đỡ bóng bằng cách búng bóng và đệm bóng
Trong bóng chuyền hơi cũng có 2 kỹ thuật chuyền bóng chính là đỡ bóng bằng cách búng bóng và đệm bóng

Kỹ thuật đệm bóng

  • Bước 1: Đệm bóng bằng hai tay.
  • Bước 2: Người chơi đứng ở một độ cao vừa phải, hai chân có thể bằng một chân trước, một chân sau hoặc là hai bàn chân rộng bằng vai. Giữ bóng bằng hai tay để co lại một cách tự nhiên, mắt nhìn theo hướng của bóng và hơi cúi người.
  • Bước 3: Khi quả bóng được thả xuống, người nhận đưa hai tay lên để có thể giữ quả bóng. Khi nhận được bóng, hai tay duỗi thẳng để bóng tiếp đất ở vùng cổ tay. Giữ bóng, hai tay cầm và bắt chéo, hai ngón tay cái song song với nhau.
  • Bước 4: Đánh bóng, khi bóng rơi cách cơ thể ngang hông một cánh tay thì đánh bóng. Để bóng đi lên, người đánh bóng phải sử dụng hết lực bàn chân để có thể cúi xuống và chạy về phía trước.

Kỹ thuật tấn công

Đập bóng chuyền hơi là một phương pháp tấn công đơn giản và hiệu quả. Để đập bóng tốt, người đánh bóng cần có kỹ thuật trong việc chuẩn bị và thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tư thế chuẩn bị

Người đánh bóng cần đứng cách lưới từ 2 – 3m và không đứng yên. Họ cần di chuyển để dễ dàng điều chỉnh bước nhảy và góc độ khi có bóng. Khi chạy lấy đà, đầu gối nên thả lỏng, thân người hơi ngả về phía trước và không mất hướng của bóng.

Bước 2: Lấy đà

Tốc độ lấy đà và đánh bóng có thể thay đổi tùy theo quả bóng. Nếu bóng rơi nhanh, thời gian đưa tay sẽ ngắn hơn so với khi bóng rơi chậm. Góc lấy đà cũng phụ thuộc vào kỹ năng của người đánh. Thông thường, chúng ta di chuyển từ 1 – 4 bước xung phong trước khi đánh bóng.

Bước 3: Giậm nhảy

Khi đến bước cuối cùng của lấy đà, chúng ta bắt đầu giậm nhảy. Cách nhảy có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Một số người nhảy bằng một chân, trong khi người khác nhảy bằng cả hai chân.

Để có một bước nhảy hiệu quả, trong lần chạy cuối cùng, người đánh bóng nên đặt gót chân hoặc chân duỗi thẳng lên sàn, thân người nghiêng về phía trước và đầu gối khuỵu xuống. Sau đó, chân bật lên và kết hợp với hai tay đánh sau. Khi chân hoàn toàn co lại hoặc tay đập bóng tiếp xúc vuông góc với mặt đất.

Đập bóng chuyền hơi là một phương thức tấn công dễ có điểm nhất
Đập bóng chuyền hơi là một phương thức tấn công dễ có điểm nhất

Kỹ thuật phòng thủ

Khi đối phương phát bóng, bạn cần chuẩn bị tư thế sẵn sàng để chắn bóng. Quan trọng nhất là đứng đối diện với hướng bóng bay tới. Việc phán đoán hướng bóng chính xác sẽ giúp bạn chắn bóng hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào độ cao của bóng mà bạn sẽ bật nhảy khác nhau. Bóng cao thì nhảy chậm, bóng thấp thì nhảy cao. Điều chỉnh thời gian nhảy phù hợp sẽ giúp chắn bóng tốt hơn.

Khi nhảy chắn, hãy giang rộng tay, ngửa bàn tay ra sau và gồng cứng các ngón tay. Khi bóng chạm vào tay bạn, nó sẽ bật ngược trở lại sân đối phương. Tóm lại, bí quyết để chắn bóng hiệu quả là phán đoán hướng bóng chính xác và căn đúng thời gian nhảy.

Điểm lưu ý cần nhớ của kỹ thuật này là đoán chính xác hướng của bóng
Điểm lưu ý cần nhớ của kỹ thuật này là đoán chính xác hướng của bóng

Luật về việc chạm bóng, di chuyển, xoay người.

Phát bóng: Khi trọng tài cho phép, người chơi có 8 giây để phát bóng. Nếu bóng được tung lên nhưng không đánh và rơi xuống đất mà không chạm vào người phát, sẽ được phát lại một lần nữa, vẫn trong thời gian 8 giây. Bên đội đỡ bóng không được đập bóng ngay khi bóng vừa phát sang, mà phải để bóng chạm sân hoặc người chơi bên mình ít nhất một lần.

Chạm bóng: Người chơi có thể dùng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể để chạm bóng, miễn là bóng chạm vào các bộ phận đó cùng một lúc và trong cùng một động tác. Mỗi đội được chạm bóng tối đa 3 lần trước khi đưa bóng sang phần sân đối phương, và một người chơi không được chạm bóng liên tiếp 2 lần.

Được phép dùng bất kì bộ phận nào trên cơ thể để chạm bóng
Được phép dùng bất kì bộ phận nào trên cơ thể để chạm bóng

Chắn bóng: Đây là kỹ thuật dùng tay hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể để cản phá bóng từ phía đối phương. Khi chắn bóng, bạn được phép đưa tay qua lưới miễn là không chạm vào bóng trước khi đối phương thực hiện tấn công. Chắn bóng không được tính là một lần chạm bóng, vì vậy đội của bạn vẫn còn 3 lần chạm bóng để đưa bóng trở lại phần sân đối phương.

Di chuyển: Trong bóng chuyền hơi khá tự do. Sau khi phát bóng, các vận động viên có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào trên sân. Tuy nhiên, người chơi ở hàng sau không được tham gia chắn bóng. Vì thường chỉ có một người chuyền bóng (chuyền hai) nên các vận động viên thường di chuyển linh hoạt để đảm bảo luôn có người ở vị trí chuyền hai khi cần thiết. Lưu ý là việc di chuyển này phải tuân theo quy tắc xoay vòng vị trí.

Xoay vòng vị trí diễn ra theo chiều kim đồng hồ mỗi khi đội giành được quyền phát bóng. Ví dụ, người chơi ở vị trí 2 sẽ di chuyển sang vị trí 1, người ở vị trí 1 sẽ di chuyển sang vị trí 6, và cứ tiếp tục như vậy. Việc xoay vòng vị trí đảm bảo tất cả người chơi đều luân phiên trải qua các vị trí khác nhau trên sân.

Sau phát bóng, vận động viên có thể đi đến bất cứ ở vị trí nào trên sân mà không bị vi phạm luật
Sau phát bóng, vận động viên có thể đi đến bất cứ ở vị trí nào trên sân mà không bị vi phạm luật

Các vi phạm và hình phạt

Lỗi đánh bóng:

  • Đứng trên mặt sân dùng hai tay để đập bóng sang (vồ bóng).
  • Đệm bóng 2 tay nhưng không thành một khối, mỗi tay chuyển động 1 ngả.
  • Nếu một đội chạm bóng 4 lần liên tiếp (trừ chắn bóng) thì phạm lỗi 4 lần chạm bóng.
  • Giữ bóng hoặc hoãn xung nhưng bóng đứng lâu trên người mới đánh bóng thì phạm lỗi dính bóng.

Hình phạt: Đội phạm lỗi sẽ bị xử thua ở pha bóng đó.

Lỗi sai vị trí và xoay vòng:

  • Lỗi sai vị trí khi vào thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng có bất kỳ vận động viên nào đứng không đúng vị trí của mình
  • Lỗi xoay vòng: sau khi phát bóng, xoay vòng không đúng thứ tự .

Hình phạt: Đội phạm lỗi sẽ bị xử thua ở pha bóng đó. Các vận động viên phải trở lại vị trí đúng của mình.

Các vi phạm và hình phạt
Các vi phạm và hình phạt

Luật thi đấu dành cho các giải đấu

Luật thi đấu dành cho các giải phong trào

  • Số người trong đội: Thường linh hoạt, có thể từ 4 đến 6 người mỗi đội.
  • Số điểm cần đạt để chiến thắng: Thấp hơn, thường là từ 11 đến 15 điểm mỗi set.
  • Thời gian thi đấu: Ngắn hơn, thường từ 30 đến 60 phút mỗi trận.
  • Vị trí thi đấu: Quy tắc linh hoạt hơn, không yêu cầu các vận động viên ở vị trí cố định.
  • Quy tắc về phạm lỗi: Thường linh hoạt và ít nghiêm ngặt hơn, tạo điều kiện cho mọi người tham gia.
Luật thi đấu dành cho các giải phong trào
Luật thi đấu dành cho các giải phong trào

Luật thi đấu giành cho các giải chuyên nghiệp

Theo luật thi đấu bóng rổ mới nhất từ Liên đoàn bóng rổ Việt Nam thì luật thi đấu cho các giải chuyên nghiệp như sau:

  • Số người trong đội: Mỗi đội thường có 6 người, với các vị trí cố định và quy định cụ thể về vị trí và phạm lỗi.
  • Số điểm cần đạt để chiến thắng: Mỗi set thường kết thúc khi một đội đạt được 25 điểm, với hiệu số ít nhất là 2 điểm. Trận đấu thường được tổ chức theo hình thức 3 hoặc 5 set.
  • Thời gian thi đấu: Thời gian cho mỗi set thường không cố định, nhưng khoảng 25 – 30 phút. Trận đấu có thể kéo dài từ một giờ đến hai giờ hoặc hơn.
  • Vị trí và phạm lỗi: Có quy định cụ thể về các vị trí và phạm lỗi của mỗi vận động viên, bao gồm các quy tắc về di chuyển, tấn công, và phòng thủ.
  • Quy tắc về phạm lỗi: Có quy định chi tiết về các loại phạm lỗi, bao gồm phạm lỗi khi tấn công, phòng thủ, và quy định về bóng ngoài giới hạn.
Luật thi đấu giành cho các giải chuyên nghiệp
Luật thi đấu giành cho các giải chuyên nghiệp

Luật thi đấu dành cho các giải quốc tế

  • Số điểm để chiến thắng: Thường là 25 điểm mỗi set, với hiệu số ít nhất là 2 điểm. Tuy nhiên, trong các giải quốc tế lớn, có thể áp dụng quy tắc và luật bóng chuyền hơi của FIVB với điểm số cao hơn.
  • Thời gian thi đấu: Mỗi set thường kéo dài khoảng 25 – 30 phút. Trận đấu có thể kéo dài từ một giờ đến hai giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào số lượng set và thời gian nghỉ giữa các set.
  • Quy tắc về phạm lỗi: Có quy định cụ thể về các loại phạm lỗi, bao gồm phạm lỗi khi tấn công, phòng thủ, và các quy định về bóng ngoài giới hạn sân. Điều này giúp đảm bảo tính công bằng và chuyên nghiệp trong môi trường thi đấu quốc tế.
Luật thi đấu dành cho các giải quốc tế
Luật thi đấu dành cho các giải quốc tế

Xem thêm:

Trên đây là tất cả về luật bóng chuyền hơi mới nhất năm 2024. Hy vọng với những kiến thức như trên bạn sẽ hoàn toàn có thể nắm bắt và chơi bộ môn bóng chuyền hơi một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể tham khảo các thông tin khác qua website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *