Bóng chuyền hơi là môn thể thao dùng để giải trí và rèn luyện sức khỏe nên sẽ không đòi hỏi người chơi phải có quá nhiều kỹ thuật đánh bóng chuyền hơi, chỉ cần quyết tâm luyện tập thì sẽ dễ dàng học được, ngoài ra chơi bóng chuyền hơi cũng sẽ giúp bạn phát triển chiều cao rất tốt. Hãy cùng Tín Phát Sports tìm hiểu những kỷ thuật đánh bóng chuyền hơi cho người mới qua bài viết này nhé!
Tổng quan về cách đánh bóng chuyền hơi cho người mới bắt đầu
- Bước 1: Một người chơi sẽ nhận bóng, khống chế bóng bằng 1 chạm hay còn gọi là đỡ bước 1 khi đối phương phát bóng qua.
- Bước 2: Người chơi chạm bóng thứ 2 còn gọi là chuyền 2 sẽ điều chỉnh bóng sao cho bóng ở vị trí thuận lợi để người chạm thứ 3 chính là người thực hiện đường tấn công từ đội của mình.
- Bước 3: Tấn công đây là cơ hội để đội mình ghi điểm bằng cách đập bóng từ đường chuyền của người chuyền 2. Người chơi ở vị trí này cần đáp ứng được các yếu tố về chiều cao, sức bật, sức mạnh, kỹ thuật đập bóng.
- Bước 4: Đây được xem là tấn công thụ động, khi đối phương đập bóng mà người chắn bóng thành công khiến bóng bật lại trong phần sân đối phương thì đội bạn sẽ được điểm, chắn bóng là nhiệm vụ của chuyền 2 hoặc người tấn công vì vị trí này yêu cầu phải có sức bật tốt.
- Bước 5: Cứu bóng giống như là đỡ bước 1 nhưng điểm khác biệt là không cho bóng chạm đất từ đợt phát bóng hay tấn công của đối phương. Người cứu bóng có thể sử dụng mọi bộ phận của cở thể để ngăn cho bóng không chạm đất.
Các kỹ thuật đánh bóng chuyền hơi cần biết
Kỹ thuật phát bóng
Kỹ thuật phát bóng xoáy
Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng và lực tay tốt sẽ tạo ra đường phát bóng xoáy, bằng cách tác động một lực lớn khiến bóng xoay quanh trục của nó trong thời gian bay, tạo ra độ khó đoán của đường bóng cho đối phương nhận bóng.
Kỹ thuật phát bóng thấp tay phía trước mặt
- Chuẩn bị: Người phát bóng cần đứng hướng mặt về lưới, hai chân rộng bằng vai, đặt 01 chân lên trước khoảng nửa bước. Thân người hơi lao về trước, để bóng phía trước với độ cao ngang thắt lưng.
- Phát bóng: Tay cầm bóng thực hiện thả bóng rơi, sau đó tay đánh bóng dùng lực đưa từ sau ra trước, trọng tâm cơ thể chuyển qua chân trước và dùng cùi tay đánh vào phía dưới của bóng ở tầm cao ngang thắt lưng.
- Kết thúc: Nhanh chóng quay lại vị trí thi đấu, chuẩn bị vào tư thế phòng thủ đường bóng tấn công của đối phương.
Kỹ thuật phát bóng cao tay phía chính diện
- Chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị ở kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện sẽ giống như ở phát bóng thấp tay. Sau khi chuẩn bị xong, người phát bóng sẽ thực hiện động tác tung bóng thẳng lên cao.
- Phát bóng: Sau khi kết thúc chuẩn bị, tay dùng để phát bóng duỗi thẳng, vị trí tiếp xúc sẽ là phần dưới của lòng bàn tay, các ngón tay bao lấy bóng và gập cổ tay.
- Kết thúc: Thực hiện động tác bước chân sau lên trước và tiến vào vị trí nhanh chóng ổn định tư thế phòng thủ.
Để thực hiện kỹ thuật phát bóng này thì đòi hỏi người chơi phải có lực tay và cổ tay tốt mới có thể mang lại hiệu quả tối đa trong những pha phát bóng cao tay.
Kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay nghiêng mình
- Giai đoạn chuẩn bị: Người phát bóng giống như phát bóng thấp tay nghiêng mình, sau đó thực hiện động tác tung bóng lên cao.
- Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng bắt đầu rơi, người phát bóng vươn thẳng chân trụ và thân, chuyển trọng tâm cơ thể sang bên tay đánh bóng kết hợp với tay đánh bóng chuyển động từ dưới lên cao ra trước, dùng phần dưới lòng bàn tay để đánh vào trọng tâm của bóng.
- Kết thúc: Bước chân sau lên trước và quay trở lại vị trí, vào tư thế chuẩn bị phòng thủ.
Đây là một kỹ thuật phát bóng khó, đòi hỏi người chơi phải có sự chăm chỉ luyện tập mỗi ngày để có được lực tay và kỹ thuật phát bóng chuẩn xác nhất.
Kỹ thuật đập bóng
Trường hợp bóng được nâng ở xa lưới
Sau khi bóng được chuyền lên thực hiện đường tấn công nhưng lại ở xa lưới thì việc cần làm của người tấn công là thực hiện bật nhảy ở sâu trong tầm bóng, thân người ngả ra sau, bật nhảy về phía trước để tăng thêm lực đập bóng.
Sau đó, thực hiện động tác đập bóng, điểm tiếp xúc vào trọng tâm bóng là lòng bàn tay, duỗi thẳng các ngón tay kết hợp với gập cổ tay. Khi tay đập bóng hạ xuống theo đà bóng phải dừng lại một chút để bóng bay chuẩn xác và ít va vào lưới.
Trường hợp bóng được nâng ở gần lưới
Trường hợp bóng được chuyền đến gần lưới để thực hiện đường tấn công thì lúc này người tấn công phải thu hẹp đường lấy đà lại. Khi đập bóng phải dùng sức của cánh tay và cổ tay, gập bụng ít để tránh lỗi chạm lưới.
Người mới tập chơi bóng chuyền hơi sẽ khó thực hiện được kỹ thuật này, cần phải có một sự tập luyện chăm chỉ, đặc biệt phải kết hợp nhuần nhuyễn với đồng đội để thực hiện tốt nhất kĩ thuật bóng chuyền hơi này.
Kỹ thuật phòng thủ
- Kỹ thuật nhận bóng: Người chơi vào tư thế hạ thấp trọng tâm cơ thể để sẵn sàng để nhận bóng từ pha phát bóng của đối phương.
- Kỹ thuật nhảy chắn bóng: Tùy vào tầm bóng cao hay thấp mà người phòng thủ sẽ thực hiện kỹ thuật chắn bóng phù hợp. Người phòng thủ cần phải căn chỉnh thời gian bật nhảy lên chắn bóng thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Kỹ thuật chắn bóng: Mở rộng 2 tay chắn bóng, ngửa tay về sau và thực hiện siết chặt cánh tay để bóng bật ngược lại sân đối phương khi đối phương đập bóng vào tay chắn.
Kỹ thuật phòng thủ đòi hỏi người phòng thủ có khả năng đoán chính xác hướng bóng và căn chỉnh thời gian hợp lý nhất để bật nhảy và siết tay kịp thời, từ đó kỹ thuật chắn bóng sẽ đạt hiệu quả cao.
Kỹ thuật đệm bóng
Kỹ thuật đệm bóng hay còn gọi là chuyền bóng thấp tay, người chơi thực hiện động tác này bằng cách sử dụng 2 bàn tay đan vào nhau sau cho 2 cẳng tay áp sát vào nhau. Điểm tiếp xúc là từ cẳng tay vào phía dưới quả bóng để bóng bật lên.
Kỹ thuật đệm bóng gồm 3 kỹ thuật chính đó là:
- Đệm bằng 02 tay
- Lăn người cứu bóng bằng 01 tay
- Đệm bóng bằng thân người hoặc chân.
Kỹ thuật búng bóng
Kỹ thuật búng bóng hay còn gọi là chuyền bóng cao tay, khi bóng bay đến nhưng cao qua đầu thì lúc này người chơi thực hiện đưa hai tay lên trên hướng về phía bóng, hơi ngã người về sau. Sau đó, dùng các ngón tay để giữ và búng bóng. Lúc này ngón tay cái có chức năng điều chỉnh hướng bóng, những ngón còn lại dùng để tạo sức đẩy bóng lên.
Lưu ý, khi thực hiện kỹ thuật búng bóng, người chơi phải búng bóng ngay lập tức bóng chạm vào tay và không được giữ bóng trong tay quá lâu, như vậy sẽ khiến cho người chơi mắc lỗi dính bóng.
Lưu ý cần nhớ giúp ghi điểm hiệu quả khi chơi
- Tập trung vào các động tác chân: Khi chơi bóng chuyền hơi hay bóng chuyền truyền thống đều cần sự kết hợp đồng bộ giữa tay và chân. Việc này sẽ giúp cho người chơi có thể giữ được thăng bằng cũng như di chuyển linh hoạt hơn.
- Kiểm soát cường độ đánh bóng: Trong một trận đấu, năng nổ là điều cần thiết nhưng không phải quá khích sẽ dẫn đến những sai lầm đập bóng. Bạn chỉ cần chơi thoải mái, thả lỏng tay và tập trung hoàn thành một pha bóng một cách đơn giản nhất.
- Đánh bóng một cách có chủ đích: Hãy bình tĩnh và tập trung vào những đường bóng có đủ chạm với mục đích chính là đưa được bóng qua lưới, nếu gấp gáp người chơi sẽ mắc sai lầm, khiến cho bóng đi lệch hướng và không đạt được độ hiệu quả.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ về 5 kỹ thuật đánh bóng chuyền hơi cho người mới chơi cực hiệu quả. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể nắm bắt và chơi bộ môn bóng chuyền hơi một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hãy truy cập website tinphatsports.vn hoặc hotline 0933-238-086 để được hỗ trợ nhanh nhất.